Ngày đăng tin : 17/02/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Lương net, lương gross là gì?
Hiện không có bất kì văn bản pháp lý nào giải thích lương gross là gì hay lương net là gì. Đây là các thuật ngữ dùng trong ngành kinh tế, được hiểu đơn giản như sau:
1.1. Lương net là gì?
Lương net là tiền lương thực nhận của người lao động sau khi người sử dụng lao động đã trừ tất cả khoản chi phí đóng các loại bảo hiểm bắt buộc (bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Người chọn lương net được nhận đúng số tiền lương mà doanh nghiệp cam kết trả, được doanh nghiệp thực hiện thay các nghĩa vụ đóng bảo hiểm và thuế.
1.2. Lương gross là gì?
Lương gross là tổng thu nhập mà người lao động nhận được vào kỳ trả lương của doanh nghiệp, bao gồm cả lương, phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng... và chưa khấu trừ các khoản nghĩa vụ tài chính mà người lao động phải đóng hằng tháng (bao gồm tiền đóng bảo hiểm bắt buộc và thuế TNCN).
Người lao động nhận lương gross phải trích một phần thu nhập để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc và thuế TNCN (nếu có). Vì vậy, số tiền thực tế mà người lao động được sử dụng để chi tiêu sẽ ít hơn tiền lương gross đã deal với doanh nghiệp.
1.3. Mối liên hệ giữa lương net và lương gross
Lương net và lương gross có quan hệ mật thiết với nhau và được thể hiện thông qua công thức sau:
Lương net = Lương gross - (BHXH + BHYT + BHTN) - Thuế TNCN (nếu có)
2. Nhận lương net hay lương gross có lợi hơn?
Để trả lời chính xác cho câu hỏi nhận lương net hay lương gross có lợi hơn thì cần xem xét thật kỹ các ưu, nhược điểm của từng loại lương này.
Về lý thuyết, dù người lao động chọn lương gross hay lương net thì số tiền thực nhận của người đó là không đổi. Tuy nhiên trên thực tế, người lao động nhận lương net có thể sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn người nhận lương gross.
Người lao động nhận lương net có khả năng bị đóng bảo hiểm ở mức thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Khoản tiền trợ cấp thai sản, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, lương hưu,… của người lao động sẽ bị tính theo mức thấp.
Việc đóng bảo hiểm cho người lao động theo lương net sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được đáng kể chi phí nhân sự. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp đang thực hiện điều này.
Trong khi đó, dù việc nhận lương gross khiến cho người lao động có cảm giác bị mất mát nhưng bạn vẫn nên chọn loại lương này để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Bởi lẽ, việc tự tính toán khoản tiền đóng bảo hiểm, thuế sẽ giúp quản lý được chính xác thu nhập, đảm bảo mức đóng bảo hiểm cao.
3. Khi thỏa thuận lương với công ty, cần biết gì để tránh bị thiệt?
Để không bị thiệt quyền lợi, khi thỏa thuận lương với công ty, người lao động cần chú ý một số vấn đề sau:
- Chủ động cập nhật các quy định về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN và thuế thu nhập cá nhân.
Tỷ lệ đóng bảo hiểm và mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân có thể thay đổi tùy thời điểm. Do đó, việc cập nhật thường xuyên các quy định sẽ giúp người lao động tính chính xác số tiền mà mình phải đóng, tránh bị doanh nghiệp trừ lố.
- Kiểm tra kỹ thông tin đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng.
Để không bị doanh nghiệp qua mặt bằng việc đóng mức bảo hiểm thấp, người lao động cần kiểm tra kỹ và thường xuyên quá trình đóng các loại bảo hiểm của mình cùng mức lương đóng bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp thực hiện không đúng thì đề nghị đóng bù.
- Thỏa thuận rõ về mức tiền lương đóng các loại bảo hiểm bắt buộc nếu chọn lương net
Để tránh bị doanh nghiệp chọn đóng mức lương thấp, ngay từ thỏa thuận chọn lương nét, người lao động nên làm rõ và thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng mức lương đóng bảo hiểm của mình.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP được ban hành ngày 31/3/2025. Tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định 73/2025/NĐ-CP đã điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng so với Nghị định 26/2023/NĐ-CP như sau: (1) Giảm thuế suất đối với các mặt hàng ô tô
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !