Ngày đăng tin : 12/11/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Có bắt buộc tham gia tổ chức công đoàn không?
Theo khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, công đoàn cở sở tại doanh nghiệp được xem là một trong những tổ chức đại diện người lao động tại cơ cơ sở, được thành lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Tại điểm c khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động cũng nói rõ, người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động.
Cùng với đó, khoản 1 Điều 170 Bộ luật Lao động cũng khẳng định lại về việc người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
Có thể thấy, việc gia nhập tổ chức công đoàn là quyền của người lao động. Do đó, người lao động không bắt buộc phải tham gia tổ chức công đoàn mà có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia.
Người sử dụng lao động không được phép can thiệp vào việc gia nhập công đoàn của người lao động. Theo khoản 1 Điều 175 Bộ luạt Lao động năm 2019, người sử dụng lao động bị cấm yêu cầu người lao động tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động.
Trường hợp ép buộc người lao động tham gia nhập công đoàn, người sử dụng lao động có thể bị phạt hành chính từ 15 - 30 triệu đồng (theo điểm b khoản 1 Điều 36 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
2. Trường hợp nào được miễn đóng đoàn phí công đoàn?
Theo Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012, đoàn phí công đoàn sẽ do đoàn viên công đoàn đóng góp.
Do đó, chỉ những người lao động nào là đoàn viên thì cần phải đóng đoàn phí, còn những ai không tham gia công đoàn thì không phải đóng đoàn phí.
Ngay cả khi tham gia công đoàn thì cũng có một số trường hợp được miễn đóng đoàn phí. Nội dung này được đề cập rất rõ tại khoản 6 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016:
6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Theo quy định này, những trường hợp sau đây sẽ được miễn đóng đoàn phí công đoàn:
- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian hưởng trợ cấp này.
- Đoàn viên công đoàn không có việc làm: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian không có việc làm.
- Đoàn viên công đoàn không có thu nhập: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian không có thu nhập.
- Đoàn viên công đoàn nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian nghỉ không lương.
3. Người lao động tham gia công đoàn được hưởng quyền lợi gì?
Căn cứ Điều 2 Điều lệ Công đoàn được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020, khi tham gia công đoàn, đoàn viên sẽ được hưởng các quyền lợi sau đây:
- Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho mình khi bị xâm phạm.
- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của tổ chức công đoàn; ứng cử, đề cử, bầu cử lãnh đạo của tổ chức công đoàn; chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn sai phạm.
- Được giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp khi là đoàn viên ưu tú.
- Được phổ biến đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật liên quan đến công đoàn và người lao động.
- Đề xuất với tổ chức công đoàn kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện chế độ, chính sách.
- Được hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật lao động, công đoàn.
- Được công đoàn đại diện tham gia tố tụng trong các vụ án lao động để bảo vệ quyền lợi chính đáng.
- Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó khăn, hoạn nạn.
- Được tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch được tổ chức bởi công đoàn.
- Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn, các đối tác của công đoàn.
- Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí nhưng không quá 12 tháng.
- Được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu nhưng vẫn được công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi gặp khó khăn.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5/2025. Nghị quyết 198/2025/QH15 áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 về hỗ trợ thuế, phí, lệ phí có nêu cụ thể như sau: (1) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
1. Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm có bắt buộc đăng ký đóng BHXH? Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm nói chung và chủ hộ kinh doanh dạy thêm đều thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều này được quy định tại khoản điểm m khoản 1, khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau: Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
Hóa đơn thương mại điện tử là gì? Hóa đơn thương mại điện tử được lập khi nào? Khoản 2a Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, bổ sung bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP giải thích về hóa đơn thương mại điện tử như sau: Hóa đơn thương mại điện tử là hóa đơn áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (người xuất khẩu) có hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài mà người xuất khẩu đáp ứng điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế. Hóa đơn thương mại điện tử đáp ứng quy định về nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và quy định về định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Định nghĩa "Kinh doanh bát động sản" là gì? Theo Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có quy định như sau: “1. Kinh doanh bất động sản là hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc bỏ vốn để tạo lập nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản; chuyển nhượng dự án bất động sản; kinh doanh dịch vụ bất động sản.” 1. Điều kiện kinh doanh bất động sản mới nhất Điều kiện để cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh bất động sản được nêu tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 gồm:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !