Ngày đăng tin : 12/04/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Nghỉ việc 3 tháng được rút BHXH 1 lần
Theo quy định tại Nghị quyết 93 năm 2015 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, người lao động sau 01 năm nghỉ việc mà không tiếp tục tham gia BHXH thì sẽ được làm thủ tục để nhận BHXH một lần.
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (bản cập nhật ngày 01/3/2023) về cơ bản vẫn giữ nguyên quy định như trên:
“Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm…” thì người lao động được rút BHXH một lần.
Tuy nhiên, mới đây nhất, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cơ quan đại diện cho người lao động - đưa ra đề xuất nên bỏ quy định nêu trên, thay vào đó chỉ nên quy định sau 03 tháng nghỉ việc mà không tiếp tục tham gia BHXH thì người lao động có thể làm thủ tục nhận BHXH một lần.
Cũng theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đề xuất này phù hợp hơn với bản chất của BHXH một lần, bởi đây là chế độ giúp người lao động có thể giải quyết được khó khăn trước mắt khi vừa nghỉ việc.
Chỉ được rút BHXH một lần 50%
Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, cơ quan soạn thảo đã đưa ra 02 phương án về mức hưởng của người lao động khi làm thủ tục rút BHXH một lần.
Phương án 1: Về cơ bản giữ nguyên như trước đây, vẫn cho phép người lao động được rút toàn bộ tiền BHXH sau 01 năm nghỉ việc và không tiếp tục tham gia BHXH.
Phương án 2: Người lao động chỉ được rút một phần, “tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ tuổi nghỉ hưu.”
Ví dụ theo phương án 2 như sau: Người lao động có 10 năm tham gia BHXH (đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất), khi nghỉ việc, người lao động chỉ được rút BHXH một lần tối đa với số tiền đã đóng trong 05 năm (trong đó mỗi năm được tính là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH).
Lý do của đề xuất này được cho là nhằm giảm tình trạng người lao động đổ xô đi rút BHXH một lần mà bỏ qua cơ hội nhận lương hưu khi về già.
Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, bởi đa số người lao động cho rằng phương án này gây bất lợi cho họ trong trường hợp họ đang cần rút tiền BHXH để giải quyết nhu cầu cần thiết, nhưng số tiền được rút thấp hơn nhiều so với quy định hiện hành.
Mức hưởng BHXH một lần không thay đổi
So với quy định hiện hành, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội không thay đổi cách tính BHXH một lần cho cả giai đoạn đóng trước 2014 và từ 2014 trở đi.
- Thời gian đóng trước 2014: Mức hưởng được tính bằng 1,5 tháng bình quân tiền lương đóng BHXH cho mỗi năm
- Thời gian đóng từ năm 2014 trở đi: Mức hưởng được tính bằng 2 tháng bình quân tiền lương đóng BHXH cho mỗi năm.
Trường hợp người lao động khi có thời gian đóng trước và từ năm 2014 trở đi nhưng có tháng lẻ, những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi để tính mức hưởng BHXH một lần.
Trường hợp người lao động có thời gian tham gia BHXH dưới 01 năm, mức hưởng bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng bình quân tiền lương đóng BHXH.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp. Chứng từ điện tử là dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc dạng dữ liệu điện tử do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !