Ngày đăng tin : 13/01/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Nghỉ thai sản trùng dịp Tết có được nghỉ bù không?
Theo quy định hiện này, người lao động nghỉ chế độ thai sản trùng Tết sẽ không được giải quyết nghỉ bù bởi khoản 7 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 đã nêu rõ:
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo quy định này, thời gian nghỉ chế độ thai sản khi sinh con đã được tính bao gồm ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần nên khi nghỉ thai sản trùng Tết, người lao động sẽ không được giải quyết nghỉ bù.
Quy định này được áp dụng đối với cả lao động nam và lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Cũng theo Điều 34 Luật BHXH năm 2014, thời gian nghỉ chế độ thai sản khi sinh con của người lao động được xác định như sau:
- Lao động nữ sinh con:
Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con trong 06 tháng.
Sinh đôi trở lên: Tính từ con thứ hai trở đi thì được nghỉ thêm 01 tháng/con.
- Lao động nam có vợ sinh con:
Vợ sinh một con và sinh thường: Được nghỉ 05 ngày làm việc
Vợ sinh một con mà phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi: Được nghỉ 07 ngày
Vợ sinh đôi: Được nghỉ 10 ngày làm việc.
Vợ sinh ba trở lên: Từ con thứ ba trở lên, mỗi con sinh ra được nghỉ thêm 03 ngày làm việc so với trường hợp vợ sinh đôi.
Nghỉ thai sản vào Tết, người lao động bị thiệt quyền lợi?
Theo quy định hiện hành, người lao động nghỉ thai sản vào đúng dịp Tết sẽ bị thiệt một số quyền lợi sau đây:
(1) - Số ngày nghỉ có hưởng lương ít hơn người lao động khác.
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong các ngày nghỉ lễ, Tết. Trong đó, Tết Nguyên đán, người lao động sẽ được nghỉ ít nhất 05 ngày làm việc có hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Với trường hợp nghỉ thai sản trùng dịp Tết, người lao động không được nghỉ bù nên có phần thiệt thòi so với những người lao động khác.
(2) - Không được tính lương ngày Tết.
Trong thời gian nghỉ sinh con, người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản do cơ quan BHXH chi trả. Theo khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động, trong thời gian nghỉ hưởng chế độ BHXH, doanh nghiệp không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Do đó, nếu nghỉ thai sản trùng Tết người lao động sẽ không được tính hưởng nguyên lương như những người lao động khác.
Tuy nhiên bù lại, người lao động nghỉ thai sản vẫn được nhận về các quyền lợi sau:
- Được tính phép năm trong thời gian nghỉ thai sản.
Theo khoản 7 Điều 65 Nghị định 145 năm 2020, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản vẫn được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm. Do đó, người này vẫn được tính phép năm như những người lao động khác.
- Nghỉ thai sản được lĩnh tiền bảo hiểm từ cơ quan BHXH.
Mặc dù không được doanh nghiệp trả tiền lương trong thời gian nghỉ thai sản nhưng người lao động lại được cơ quan BHXH chi trả tiền chế độ. Cụ thể:
Lao động nữ:
Mức hưởng chế độ thai sản | = | 100% | x | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ thai sản | x | 06 tháng |
Lao động nam:
Mức hưởng chế độ thai sản | = | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ thai sản | : | 24 | x | Số ngày nghỉ |
- Không mất tiền nhưng được tính là đóng BHXH.
Theo khoản 6 Điều 42 Quyết định 595 năm 2017 của BHXH Việt Nam, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc/tháng trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp nhưng thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH. Đồng thời người này còn được cơ quan BHXH đóng bảo hiểm y tế.
Thời gian này sẽ được tính cộng đồn vào tổng thời gian tham gia BHXH của người lao động để sau này tính hưởng BHXH 1 lần hoặc hưởng lương hưu khi về già.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 181/2025/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 05 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trong đó: Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là chứng từ chứng minh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Nghị định số 52/2024/NĐ-CP. Một số trường hợp đặc thù theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm:
Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định về: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; Quy định về đăng ký và hoạt động của hộ kinh doanh; Quy định việc liên thông thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử; Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, khai thác và chia sẻ thông tin doanh nghiệp;
Thông tư 64/2025/TT-BTC ban hành ngày 30/6/2025 đã quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân. Điều 1 Thông tư 64/2025/TT-BTC, từ ngày 01/07/2025 đến 31/12/2026, mức thu của nhiều loại phí và lệ phí sẽ được giảm 50% so với quy định trước đó, gồm: - Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 46/2025/TT-BTC sửa đổi các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp Khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2025/TT-BTC sửa đổi tên và sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều 10 Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tên của Điều 10 đổi thành Sửa đổi Chế độ kế toán”. Ngoài ra, Thông tư 46/2025/TT-BTC sửa đổi Điều 10 của Thông tư số 133/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !