Ngày đăng tin : 13/04/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm, pháp luật yêu cầu điều kiện gì?
Theo quy định hiện hành, lao động nữ đang nghỉ thai sản có thể quay trở lại làm việc nếu đáp ứng đủ điều kiện tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
(1) Đã nghỉ thai sản được ít nhất 04 tháng.
(2) Có xác nhận về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền
(3) Người lao động phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mỗi lao động nữ khi sinh con đều được nghỉ thai sản với tổng thời gian là 06 tháng, trong đó, thời gian nghỉ trước khi sinh không được quá 02 tháng.
Do đó, nếu thời gian nghỉ thai sản còn khoảng 02 tháng, người lao động có thể sớm quay trở lại công ty làm việc.
2. 3 khoản tiền dành cho lao động nữ nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm
Theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật lao động năm 2019, lao động nữ nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm sẽ được nhận các khoản tiền sau đây:
(1) Tiền lương tương ứng với những ngày làm việc.
Tiền lương được trả theo thỏa thuận ghi nhận trong hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Số tiền này do người sử dụng lao động chi trả cho người lao động.
(2) Tiền trợ cấp thai sản.
Lao động nữ chưa nghỉ hết thời gian thai sản mà đã đi làm vẫn tiếp tục được chi trả trợ cấp thai sản. Tiền trợ cấp thai sản sẽ do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động.
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng trợ cấp thai sản trong thời gian đi làm được tính như sau:
Trợ cấp thai sản | = | 100% | x | Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ thai sản | x | Số tháng |
(3) Mỗi ngày được nghỉ 01 tiếng được nhận đủ lương hoặc làm đủ thời gian và nhận thêm tiền.
Theo khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và vẫn được trả đủ tiền lương của ngày làm việc đó.
Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý cho làm việc thì người này được trả thêm tiền lương tương ứng với thời gian được nghỉ (theo điểm c khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
3. Nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm, cần chú ý gì?
Ngoài vấn đề tiền lương và trợ cấp thai sản, người lao động nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Theo điểm 6.3 khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, lao động nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản mà quay lại làm việc sớm thì cả người lao động và đơn vị sử dụng lao động đều phải đóng các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
Quyền lợi này được đề cập tại điểm b khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không bị bố trí làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp người đó đồng ý.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí có mã của cơ quan thuế Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế: https://hoadondientu.gdt.gov.vn/ Bước 2: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí Đăng nhập bằng mã số thuế của hộ kinh doanh. Điền đầy đủ thông tin theo mẫu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí. Ký số hoặc ký điện tử theo hướng dẫn (nếu có).
Trường hợp được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói Theo khoản 2 Điều 14 tại Bộ luật Lao động 2019 quy định: “1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. 2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/6/2025): Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán, chuyển nhượng tài sản công và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn thương mại điện tử, hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử do người bán tự xác định nhưng chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan theo quy định pháp luật về hải quan.
1. Hợp đồng là gì? Có mấy loại hợp đồng Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng dân sự có các loại chủ yếu sau: Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !