Ngày đăng tin : 23/11/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục năm 2023 thế nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, người bệnh tham gia BHYT sẽ được hưởng chế độ BHYT 5 năm liên tục nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1 - Đã tham gia BHYT từ đủ 05 năm liên tục.
Thời điểm tham gia đủ 05 năm liên tục được ghi nhận trực tiếp trên thẻ BHYT của người dân. Các lần khám, chữa bệnh kể từ thời điểm đó sẽ được xem xét để tính hưởng BHYT 5 năm liên tục.
2 - Chi phí đồng chi trả của những đợt khám, chữa bệnh đúng tuyến trước đó trong năm đã lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.
Số tiền đồng chi trả được hiểu là khoản tiền mà người bệnh phải cùng chi trả với cơ quan BHXH theo tỷ lệ % được hưởng trên thẻ BHYT.
Ví dụ, mức hưởng trên thẻ BHYT của bạn là 80% thì mỗi lần đi khám, chữa bệnh đúng tuyến, bạn phải thanh toán 20% chi phí khám, chữa bệnh. Số tiền tương ứng với 20% chi phí khám, chữa bệnh mà bạn phải trả chính là chi phí đồng chi trả mà bài viết đang đề cập.
Năm 2023, do có sự thay đổi về lương cơ sở nên điều kiện về chi phí đồng chi trả của các lần khám, chữa bệnh đúng tuyến cũng có sẽ có sự điều chỉnh. Cụ thể, từ ngày 01/7/2023, lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng.
Chính vì vậy, giới hạn về mức chi phí đồng chi trả của các lần khám, chữa bệnh cũng sẽ tăng:
* Đến hết ngày 30/6/2023:
Người bệnh phải có chi phí đồng chi trả của những đợt khám, chữa bệnh đúng tuyến trước đó trong năm lớn hơn 8,94 triệu đồng để được xem xét hưởng BHYT 5 năm liên tục.
* Từ ngày 01/7/2023:
Người bệnh phải có chi phí đồng chi trả của những đợt khám, chữa bệnh đúng tuyến trước đó trong năm lớn hơn 10,8 triệu đồng thì mới được xem xét hưởng BHYT 5 năm liên tục.
3 - Các lần đi khám chữa, bệnh sau đó phải đúng tuyến.
Một khi có đủ các điều kiện nêu trên, người bệnh nào cũng đều được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi thanh toán của quỹ này. Điều này sẽ giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng kinh tế khi phải điều trị trong thời gian dài.
Quyền lợi BHYT 5 năm liên tục được thanh toán ra sao?
Quyền lợi lớn nhất mà bất kì người bệnh nào cũng mong chờ khi tham gia BHYT 5 năm liên tục chính là việc được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khi đi khám, chữa bệnh. Nếu đã đáp ứng các điều kiện được đề cập ở trên, người bệnh chắc chắn sẽ được hưởng quyền lợi này.
Tuy nhiên, do một năm người bệnh có thể đến khám và điều trị tại nhiều cơ sở y tế khác nhau, trong khi cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH chưa kiểm soát được hết thông tin về việc đóng viện phí trong các lần khám đó nên quyền lợi về BHYT 5 năm liên tục sẽ được giải quyết theo khoản 3 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Trường hợp 1: Người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần tại cơ sở khám, chữa bệnh lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
Chỉ phải thanh toán phần chi phi đồng chi trả bằng 6 tháng lương cơ sở và những chi phí ngoài phạm vi thanh toán của BHYT (nếu có).
Trường hợp 2: Người bệnh nhiều lần khám, chữa bệnh tại cùng một cơ sở khám, chữa bệnh với tổng số tiền đồng chi trả cho các lần khám trước đó lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.
Không cần đóng cho bệnh viện số tiền cùng chi trả vượt quá 06 tháng lương cơ sở.
Với trường hợp 1 và trường hợp 2, người bệnh còn được cấp hóa đơn thu số tiền cùng chi trả đủ 06 tháng lương cơ sở để không phải cùng chi trả tiền khám, chữa bệnh trong các lần khám tiếp theo trong năm dương lịch.
Trường hợp 3: Người bệnh có số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở khám, chữa bệnh khác nhau hoặc cùng một cơ sở mà lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.
Người bệnh thanh toán chi phí theo mức hưởng BHYT cho từng lần tương ứng, sau đó đem chứng từ đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT để yêu cầu cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp số tiền viện phí đồng chi trả vượt quá 06 tháng lương cơ sở.
Theo Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, để được thanh toán tiền, người bệnh cần mang theo bản chụp các giấy tờ sau (mang cả bản gốc để đối chiếu) đến cơ quan BHXH:
Thẻ BHYT.
Giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, hộ chiếu,…
Giấy ra viện, phiếu hoặc sổ khám bệnh của các lần khám, chữa bệnh mà cần đề nghị thanh toán.
Hóa đơn và các chứng từ có liên quan của từng lần khám, chữa bệnh.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Trong bài viết này, Sàn Kế Toán sẽ phân tích và giúp bạn hiểu rõ hơn về sổ kế toán - một loại sổ vô cùng quan trọng và bắt buộc phải có đối với bất kỳ đơn vị, cơ sở kinh doanh nào. Số liệu trong sổ kế toán là cơ sở để đơn vị, doanh nghiệp so sánh, đối chiếu tình hình kinh doanh của mình qua từng giai đoạn.
Mức phạt với người lao động Bảo hiểm xã hội có bản chất là sự bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, về hưu… Chính vì thế, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và yêu cầu tất cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động phải tham gia. Hàng tháng, người lao động phải đóng 9% tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, hành vi người lao động bắt tay thỏa thuận với doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng, đồng thời bị buộc truy nộp số tiền bảo hiểm chưa đóng.
Thuế môn bài hay lệ phí môn bài? * Thuế môn bài được sử dụng trước ngày 01/01/2017 Thuế môn bài lần đầu được đề cập trong Nghị quyết 200-NQ/TVQH về ấn định thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác xã và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp năm 1966; được quy định rõ tại Pháp lệnh 10-LCT/HĐNN7 sửa đổi một số điều về thuế công thương nghiệp năm 1983 do Hội đồng Nhà nước ban hành. Theo Pháp lệnh này thì thuế môn bài là một trong những loại thuế thuộc thuế công thương nghiệp bên cạnh các loại thuế khác như: Thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế buôn chuyến. Đối tượng nộp thuế môn bài là các tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng.
Cách tận dụng tối đa quyền lợi bảo hiểm trước khi nghỉ hưu Hằng tháng, người lao động đi làm công ty phải đóng 03 loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Đối với việc tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng khi đóng từ đủ 20 năm trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Còn với bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đóng bảo hiểm từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ có cơ hội hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !