Ngày đăng tin : 14/12/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Lương net là gì?
Giống như lương gross, khái niệm về lương net cũng không được các văn bản phạm luật ghi nhận nhưng lại thường xuyên được doanh nghiệp sử dụng khi thỏa thuận về tiền lương với người lao động.Thuật ngữ này được bắt nguồn từ cụm “net income” trong tiếng Anh, chỉ thu nhập ròng sau khi hạch toán tất cả các chi phí và thuế.
Theo đó, có thể hiểu đơn giản, lương net là tiền lương thực nhận của người lao động sau khi doanh nghiệp đã trừ hết các loại khoản chi phí đóng bảo hiểm hiểm bắt buộc, thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Như vậy, khác với lương gross, người nhận lương net sẽ được sở hữu luôn số tiền mà doanh nghiệp đã cam kết trả cho mình. Cùng với đó, người này cũng không mất công tính toán và không phải trích đóng các khoản khác.
2. Hướng dẫn cách tính lương net đơn giản
Lương net hiện được tính theo công thức sau:
Lương net = Lương gross - Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc - Thuế TNCN (nếu có)
Trong đó:
* Lương gross là tổng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động, gồm cả lương cơ bản và các khoản trợ cấp, phụ cấp, hoa hồng… mà chưa trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
* Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc của người lao động được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động. Cụ thể:
- 8% đóng quỹ hưu trí - tử tuất.
- 1% đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
- 1,5% đóng quỹ bảo hiểm y tế.
* Tiền thuế TNCN:
Thuế TNCN | = | (Tổng thu nhập | - | Các khoản được miễn | - | Khoản giảm trừ) | x | Thuế suất |
Trong đó:
- Các khoản được miễn có thể kể đến như: Tiền bồi thường tai nạn lao động; phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn tiền lương làm việc ban ngày; tiền lương hưu;…
- Các khoản giảm trừ gồm:
+ Giảm trừ gia cảnh với bản thân người lao động: 11 triệu đồng/tháng.
+ Giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc: 4,4, triệu đồng/tháng.
+ Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
3. Người nhận lương net cần lưu ý gì để không bị thiệt?
Mặc dù chọn nhận lương net, người lao động sẽ được nhận đúng số tiền mà doanh nghiệp cam kết ban đầu nhưng người nhận lương net có thể gặp khá nhiều rủi ro.
Bởi để tiết kiệm chi phí nhiều doanh nghiệp sẽ đóng bảo hiểm với mức lương thấp, từ đó dẫn tới các quyền lợi về bảo hiểm xã hội được nhận sau này sẽ thấp hơn so với quyền lợi mà người đó đáng được hưởng.
Do đó, người nhận lương net cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh bị thiệt:
1 - Thỏa thuận rõ về mức tiền lương đóng các loại bảo hiểm bắt buộc.
Để tránh bị doanh nghiệp chọn đóng mức lương thấp, ngay khi thỏa thuận về tiền lương và ký hợp đồng lao động, ứng viên cần làm rõ mức lương đóng bảo hiểm xã hội của mình.
Mức lương đóng bảo hiểm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các loại trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, lương hưu,…
2 - Thường xuyên kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng.
Để không bị doanh nghiệp qua mặt bằng việc đóng mức bảo hiểm thấp, người lao động nhận lương net cũng cần kiểm tra thường xuyên quá trình đóng các loại bảo hiểm của mình.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Người từ 75 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp nào từ 01/7? Theo khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định, từ ngày 01/7/2025, những người từ đủ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hưu trí nếu có đơn đề nghị hưởng trợ cấp. Cụ thể: Điều 21. Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội 1. Công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Từ đủ 75 tuổi trở lên; b) Không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; c) Có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178? Theo Điều 4 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, các trường hợp chưa xem xét nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gồm: - Nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trừ trường hợp tự nguyện nghỉ việc. Trong đó, những đối tượng này thuộc danh sách những người là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp như sau: Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
Đây là một trong những quy định mới được Chính phủ quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 01/6/2025. Theo đó, khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung quy định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
1. Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử Đây là một trong những quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh từ 01/6/2025 được Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế trong trường hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế);
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !