Ngày đăng tin : 09/09/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Lợi tức là gì?
Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản (theo Điều 109 Bộ luật dân sự). Tài sản ở đây là những tài sản hiện hữu, sẵn có, ví dụ như việc bạn có dịch vụ cho thuê phòng với giá 1 triệu đồng/tháng, thì 1 triệu đồng này gọi là lợi tức.
Trong kinh tế học, lợi tức là những khoản lợi thu được khi đầu tư, kinh doanh hoặc tiền lãi có được từ hoạt động cho vay hay tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng.
Ở khía cạnh này, câu hỏi “lợi tức là gì” sẽ được phân tích rõ ràng hơn dưới hai góc độ: người cho vay và người đi vay.
Đối với người cho vay (còn gọi là nhà đầu tư vốn), lợi tức là khoản tiền được tăng thêm dựa trên số vốn ban đầu xét trong một khoảng thời gian nhất định. Khi người đầu tư bỏ ra một khoản vốn, thì giá trị khoản vốn này trong tương lai sẽ cao hơn giá trị gốc ở hiện tại, phần chênh lệch giữa hai giá trị này gọi là lợi tức và người đầu tư được hưởng.
Đối với người đi vay (còn gọi là người sử dụng vốn), muốn vay được tiền và sử dụng số tiền đó, người đi vay phải trả cho người cho vay một số tiền nhất định, số tiền này chính là lợi tức.
Trong lĩnh vực kinh doanh, lợi tức là biểu trưng cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản lợi tức này bao gồm lợi tức từ hoạt động kinh doanh và lợi tức từ các hoạt động khác. Lợi tức từ hoạt động kinh doanh chính là khoảng chênh lệch giữa tổng doanh thu và giá thành của hàng hoá, dịch vụ được bán ra.
Đối với các hoạt động tài chính, ta có thể bắt gặp lợi tức từ việc cho thuê tài sản, mua bán chứng khoán, ngoại tệ, gửi tiền vào ngân hàng, lãi vốn góp liên doanh…
Một ví dụ cụ thể để hiểu rõ về lợi tức là gì:
Để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, bạn vay vốn ngân hàng 20 triệu đồng với lãi suất 10%/năm trong thời hạn 1 năm. Như vậy sau 1 năm, tổng số tiền bạn phải trả cho ngân hàng là 22 triệu đồng, trong đó 20 triệu là số tiền gốc bạn vay ngân hàng, còn 2 triệu là số tiền lãi.
2 triệu đồng tiền lãi này chính là lợi tức mà ngân hàng thu được từ hoạt động cho vay.
2. Phân biệt các loại lợi tức hiện nay
Trên thị trường kinh doanh hiện nay có 4 loại lợi tức, tùy vào nhu cầu thực tế mà cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn loại lợi tức phù hợp với mình.
2.1. Lợi tức theo chiết khấu ngân hàng
Thông thường trái phiếu sẽ được niêm yết giá dựa trên cơ sở chiết khấu. Có nghĩa là số tiền mà người đi vay đang giữ sẽ được đáo hạn và nhà đầu tư sẽ mua vào với giá thấp hơn. Mức chênh lệch giữa hai số tiền này chính là lợi tức theo chiết khấu ngân hàng. Khoản tiền chênh lệch này cần được quy đổi sang tỷ lệ phần trăm để tính được lợi tức.
Ta có công thức sau:
YBD = (D/F) x (360/t) |
Trong đó:
YBD: Lợi tức tính theo chiết khấu ngân hàng
D: Giá trị chiết khấu (chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào)
F: Mệnh giá (giá bán trái phiếu ra)
t: Số ngày còn lại đến thời điểm đáo hạn
Ví dụ: Bạn mua trái phiếu kho bạc với mệnh giá là 300 nghìn đồng, giá mua vào là 200 nghìn đồng. Thời điểm trái phiếu đáo hạn là sau 300 ngày. Khi đó, khoản lợi tức mà bạn thu được sẽ là:
[(300.000 – 200.000)/300.000] x (360/300) = 0,4 = 4%.
2.2. Lợi tức theo thời gian nắm giữ
Lợi tức theo thời gian nắm giữ là khoản lợi tức được tính dựa vào thời gian thực tế. Vì vậy chúng ta không cần xác định số ngày đến thời điểm đáo hạn như theo chiết khấu ngân hàng.
Lợi tức theo thời gian nắm giữ vẫn chưa được chuyển đổi thành lợi nhuận năm, và các khoản tiền lãi hay giải ngân sẽ được giả định thanh toán khi đáo hạn.
Lợi tức theo thời gian nắm giữ sẽ được tính bằng cách lấy giá trị tăng thêm sau khi đầu tư cộng với tổng những khoản thanh toán lãi hoặc cổ tức và chia cho giá mua.
Công thức cụ thể:
HYP = (P1 - P0 + D1) / P0 |
Trong đó:
HYP: Lợi tức theo thời gian nắm giữ
P1: Số tiền nhận được khi đáo hạn
P0: Giá mua của khoản đầu tư
D1: Số tiền lãi được nhận
Ví dụ: A mua 100 triệu đồng tiền cổ phiếu của công ty X vào năm 2021. Đến năm 2022, công ty X chia cổ tức cho A là 5 triệu đồng. Năm 2023, A quyết định bán số cổ phiếu này đi với giá là 120 triệu đồng. Như vậy, khoản lợi tức theo thời gian nắm giữ mà A nhận được sẽ là:
(120 – 100 + 5)/100 = 0.25 = 25%.
2.3. Lợi tức theo hiệu dụng năm
Lợi tức theo hiệu dụng năm là loại lợi tức để tính khoản lợi nhuận thu được từ các cơ hội đầu tư có sẵn. Cách này dùng để thay thế cho phương pháp tính lãi kép và có tính chính xác cao hơn cách tính lãi kép (lãi thu được từ lãi).
Công thức tính lợi tức theo hiệu dụng năm:
EAY = (1+HPY) ^ (365/t) – 1 |
Trong đó:
EAY: Lợi tức theo hiệu dụng năm
HPY: Lợi tức nhận được trong quá trình đầu tư
t: Số ngày còn lại đến thời điểm đáo hạn
Ví dụ: Bạn mua 100 triệu đồng tiền cổ phiếu của công ty X với mức chi trả cổ tức là 6%/năm. Bạn dự định bán số cổ phiếu này ra trong 300 ngày tới. Vậy lợi tức theo hiệu dụng năm bạn nhận được là:
(1+6%)^(365/300) – 1 = 7.35%.
2.4. Lợi tức theo thị trường tiền tệ
Lợi tức theo thị trường tiền tệ hay lợi tức tương đương chứng chỉ tiền gửi, dùng để so sánh lợi tức của trái phiếu kho bạc với lãi thu được từ một công cụ tiền tệ. Đây là những khoản đầu tư ngắn hạn, và được chia thành các khoản tương đương tiền.
Công thức như sau:
MMY = (360/YBD) / (360 – t x YBD) |
Trong đó:
MMY: Lợi tức theo thị trường tiền tệ
YBD: Lợi tức theo chiết khấu của ngân hàng
t: Số ngày còn lại đến thời điểm đáo hạn
Ví dụ: Bạn đầu tư trái phiếu với lợi tức theo chiết khấu ngân hàng là 22%. Trái phiếu sẽ đáo hạn trong 150 ngày tới. Khi đó, lợi tức theo thị trường tiền tệ bạn nhận được là:
(360/22%) / (360 – 150 x 22%) = 5.004%.
3. Ý nghĩa của lợi tức đối với doanh nghiệp
Khái niệm lợi tức là gì đã được làm rõ ở phần trên. Tuy nhiên, vẫn còn một thông tin quan trọng là xác định vai trò, ý nghĩa của lợi tức đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Có thể liệt kê những vai trò cơ bản của lợi tức như sau:
- Lợi tức là công cụ soi chiếu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một năm hoạt động.
- Lợi tức biểu trưng cho phần lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của hàng hóa, dịch vụ.
- Lợi tức đánh giá sự hiệu quả của các hoạt động tài chính như chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng,…
- Lợi tức là yếu tố cần và đủ để doanh nghiệp tiếp tục duy trì và phát triển.
- Lợi tức là cơ sở so sánh với số vốn đầu tư để xác định được khả năng sinh lời.
4. Sự khác nhau giữa lợi tức với cổ tức và lợi nhuận
Khi nhắc đến các vấn đề lời lãi trong đầu tư, kinh doanh, mua bán, chúng ta nghe nhiều đến các khái niệm lợi tức, lợi nhuận, cổ tức. Nhiều người vẫn nhầm lẫn những từ này là một, tuy nhiên thực chất chúng được dùng cho những mục đích khác nhau.
Như đã phân tích ở mục trên, lợi tức là gì? Lợi tức là số tiền được tạo ra từ một khoản đầu tư trong thời gian nhất định. Lợi tức này có thể thu được từ nhiều hoạt động và cách thức khác nhau.
Tùy vào từng trường hợp đó, lợi tức sẽ được gọi bằng những tên gọi khác nhau. Đối với các khoản tiền tiết kiệm, cho vay, tiền gửi ngân hàng thì lợi tức được gọi là tiền lãi. Trong các hoạt động đầu tư kinh doanh, lợi tức sẽ được gọi là lợi nhuận. Còn trong đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, lợi tức sẽ được gọi là cổ tức.
Do vậy, có thể hiểu rằng lợi nhuận hay cổ tức cũng chính là lợi tức. Nhưng lợi tức mang ý nghĩa rộng hơn vì nó bao gồm các khoản lời lãi thu được từ nhiều hình thức khác nhau.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025 Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 42/2024/QH15, vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự thuộc danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. Theo đó, khoản 3 Điều 34 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của Quốc hội, số 42/2024/QH15 quy định doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau đây: Là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải được Chính phủ ban hành ngày 21/11/2024. Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định về: Đối tượng chịu phí và người nộp phí; Tổ chức thu phí; Phương pháp tính phí, mức thu phí, kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí và người nộp phí như sau:
Hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94 năm 2019 vừa được Bộ Tài chính quy định chi tiết tại Thông tư 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020. Theo đó, một trong những trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng theo quy định.
Việc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) với mức đóng là bao nhiêu ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ như tiền thai sản, tiền lương hưu. Vì thế, mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH quy định thế nào là vấn đề nhiều người quan tâm. Mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !