Ngày đăng tin : 29/10/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Ngày 02/11: Thông báo tình hình biến động lao động tháng 10
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 và khoản 3 Điều 20 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH:
Trước ngày 03 hàng tháng, người sử dụng lao động phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó.
Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Như vậy, hạn cuối thông báo tình hình biến động lao động tháng 10 (nếu có) của doanh nghiệp là ngày 02/11.
Doanh nghiệp không thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị có thể bị xử phạt từ 04 - 08 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 và khoản 3 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
2. Ngày 20/11: Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân tháng 10
Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng.
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ.
Trường hợp doanh nghiệp nộp chậm hồ sơ kê khai thuế có thể bị xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 5, điểm a khoản 4 Điều 7, Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP với mức phạt cao nhất lên đến 25 triệu đồng.
3. Ngày 03/11: Trích nộp tiền bảo hiểm, công đoàn, báo cáo phòng cháy chữa cháy
3.1. Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí Công đoàn tháng 11
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp trích tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), BHTN, bảo hiểm y tế (BHYT) từ quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc đồng thời, trích từ tiền lương tháng đóng BHXH của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ.
Cùng với việc trích đóng các loại bảo hiểm, doanh nghiệp cũng thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn. Mức đóng kinh phí công đoàn là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Trường hợp doanh nghiệp chậm đóng, đóng không đủ hoặc không đóng các loại bảo hiểm và kinh phí công đoàn, tuỳ vào từng hành vi và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 6, Điều 38, Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt cao nhất lên đến 150 triệu đồng.
Căn cứ pháp lý:
- Điều 7, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 22, Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH
- Khoản 5 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH
- Khoản 7, khoản 9 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014
- Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
- Điều 44, Điều 57, Điều 58 Luật Việc làm năm 2013
3.2. Thống kê, báo cáo công tác quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA, định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo các nội dung cơ bản sau:
- Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng (số lượng, chất lượng, chủng loại, nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị);
- Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Trình tự báo cáo và cơ quan tiếp nhận báo cáo
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, đội dân phòng báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
- Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh theo phân cấp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
- Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ báo cáo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
- Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an cấp huyện báo cáo Công an cấp tỉnh trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
- Công an cấp tỉnh báo cáo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Làm rõ thời gian xác định hành vi vi phạm Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 125 thay cụm từ "cùng một thời điểm" thành "cùng một ngày". Theo đó, trong cùng một ngày thực hiện hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm/không lập hóa đơn nhiều lần thì sẽ bị phạt đối với một hành vi vi phạm là lập hóa đơn không đúng thời điểm/không lập hóa đơn và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần thay vì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm như trước đây. 2. Lập hóa đơn không đúng thời điểm bị phạt đến 100 triệu đồng Trước đây, Điều 8 Nghị định 125/2020 quy định: - Phạt cảnh cáo: Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. - Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng: Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế.
1. Trường hợp nên lựa chọn Trọng tài thương mại 1.1. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài Trong bối cảnh hội nhập toàn diện về kinh tế, văn hoá và tập quán thương mại, các doanh nghiệp đều nỗ lực mở rộng thị trường thông qua các giao dịch xuyên biên giới. Khi doanh nghiệp không quen thuộc với thủ tục tố tụng của hệ thống Toà án nước ngoài thì cơ chế Trọng tài thương mại phát triển mạnh mẽ như một trong các phương án hàng đầu để giải quyết các tranh chấp xuyên biên giới. Có một số yếu tố nền tảng khiến cơ chế Trọng tài thương mại vượt trội hơn hệ thống Tòa án trong những tranh chấp quốc tế, có thể kể đến như: - Tính trung lập và tôn trọng tối đa sự lựa chọn của các bên: Các bên được tự do lựa chọn các yếu tố then chốt khi giải quyết tranh chấp như: trọng tài viên, ngôn ngữ, địa điểm trọng tài, luật áp dụng, giúp đảm bảo tính trung lập, không bị ràng buộc bởi hệ thống pháp lý của một quốc gia cụ thể.
Từ 01/7/2025, thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp thực hiện thay vì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như trước đây. Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 128/2025/NĐ-CP, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện các nội dung: - Chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; - Xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; - Cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động.
Tại Công điện 88/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về lợi ích, hiệu quả và trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; - Rà soát, hỗ trợ và yêu cầu các cơ sở kinh doanh triển khai sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP, nhất là trong hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp tới người tiêu dùng.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !