Ngày đăng tin : 31/05/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
CÂU HỎI không phải của riêng ai.
Rất nhiều bạn kế toán Thuế mới vào nghề, hoặc kể cả đi làm Thuế lâu năm thường xuyên inbox riêng cho Sàn kế toán hỏi về vấn đề này.
Tại sao hệ thống các văn bản pháp luật nhiều như thế - chồng chéo lên nhau và thay đổi liên soành soạch mà chị lại NHỚ và CẬP NHẬT kịp thời hay đến vậy?
Hoặc em muốn đọc các văn bản pháp luật thay đổi mới nhất thì VÀO ĐÂU để CẬP NHẬT hoặc làm cách nào để ĐỌC CÁC VBPL DỄ HIỂU NHẤT.
Sàn kế toán sẽ dành ra 1 bài viết để chia sẻ cách tiếp cận với các văn bản về Thuế đi từ cơ bản của mình cho bạn đọc tham khảo.
Tất cả đều phải có BÍ KÍP đó cả nhà. Nhưng cứ phải từ từ nhé. Cái gì cũng phải đi từ GỐC. Phải có GỐC thì mới leo đến NGỌN được nha cả nhà.
Đầu tiên các bạn phải xác định cụ thể các sắc thuế các bạn sẽ GẶP PHẢI khi đi làm là những loại Thuế nào?
3 SẮC THUẾ MÀ KẾ TOÁN THƯỜNG GẶP NHIỀU NHẤT KHI ĐI LÀM.
1. Thuế GTGT
2. Thuế TNCN.
3. Thuế TNDN.
3 loại thuế này CHẮC CHẮN bạn sẽ gặp phải khi đi làm KẾ TOÁN THUẾ. Vì vậy hãy tuyển tập cho mình tất cả các văn bản pháp luật liên quan đến từng sắc thuế.
Nếu mà các bạn cứ lên Google gõ các VB liên quan đến 3 sắc thuế này thì nó ra cả TRÀNG các vb từ cũ đến mới đến thay thế. Nhìn vào số các thông tư nghị định thôi bạn đã bị TẨU HỎA NHẬP MA rồi chứ chưa nói đến là đọc hiểu nội dung bên trong các văn bản đó vì nó DÀI NHƯ VIẾT SỚ . Còn chưa biết là văn bản đó đã là MỚI NHẤT đến thời điểm hiện tại chưa nữa.
Vì vậy mà rất nhiều kế toán CHẠY MẤT DÉP không dám làm Thuế.
Kế toán Thuế mà KHÔNG ĐỌC - không cập nhật luật thuế mới nhất thì rất dễ làm sai, làm thiếu.
Đã SAI mà ảnh hưởng đến nghĩa vụ Thuế là cũng bị PHẠT.
THIẾU thì chắc chắn bị PHẠT.
Mà đọc thì DÀI LAN MAN không thể vào đầu.
Đó là 1 THÁCH THỨC với nghề kế toán Thuế để LỌC BỚT ĐỐI THỦ.
Nên chú ý MUỐN ĐỌC thì cũng phải đọc có CHỌN LỌC nha.
Qua được THÁCH THỨC chính là CƠ HỘI.
AI không qua được thì trở thành THẤT BẠI - THỤT LÙI - ĐÀO THẢI....
Quay trở lại với 3 SẮC THUẾ chính bên trên Mộc Lan sẽ chia sẻ cho các bạn 1 đường link để bạn vào ĐỌC HIỂU TỔNG HỢP TỪ GỐC ĐẾN NGỌN từng loại thuế:
- ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ?
- KHI NÀO THÌ ÁP DỤNG?
- CÁCH TÍNH TOÁN KÊ KHAI RA LÀM SAO?
Để khi vào làm bạn HIỂU RÕ thì mớp ÁP DỤNG ĐÚNG.
1. THUẾ GTGT
Các bạn tìm đến VĂN BẢN HỢP NHẤT SỐ 67/VBHN-BTC HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.
2. Thuế TNCN
Các bạn tìm đến VĂN BẢN HỢP NHẤT SỐ 68/VBHN-BTC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN.
3. Thuế TNDN
Các bạn tìm đến VĂN BẢN HỢP NHẤT SỐ 66/VBHN-BTC
Các bạn cần ĐỌC KỸ 3 văn bản hợp nhất cho 3 sắc thuế này để HIỂU RÕ TỪ CÁI KHÁI NIỆM - Biết được ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ của từng loại thuế và CÁCH TÍNH THUẾ.
Tôi ví dụ SỐ 01:
Thuế GTGT là thuế gián thu, đánh vào hàng hóa, dịch vụ mà đối tượng chịu thuế cuối cùng chính là NGƯỜI TIÊU DÙNG.
Đánh vào người tiêu dùng cuối cùng thì ảnh hưởng gì đến DN?
Chính vì đánh vào người tiêu dùng cuối cùng nên nhà nước không thể theo dõi dám sát hàng nghìn hoạt động mua bán mỗi ngày của các DN để thu thuế của người tiêu dùng được. Chính vị vậy DN được nhà nước trao cho quyền GIÁN TIẾP thu luôn thuế GTGT của người tiêu dùng cuối cùng thông qua các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa. (Khi bán hàng ngoài tiền hàng bán được DN còn được thu thêm thuế GTGT từ khách hàng). Nên kế toán cần phải nắm rõ KHÁI NIỆM VỀ THUẾ GTGT - MỨC THUẾ SUẤT ÁP DỤNG CHO TỪNG LOẠI MẶT HÀNG - KÊ KHAI TÍNH THUẾ....
Tôi xin lấy tiếp 1 ví dụ số 02: Thuế TNCN
Thuế TNCN là thuế trực thu, đánh TRỰC TIẾP vào cá nhân có THU NHẬP chịu thuế.
Vậy cá nhân có thu nhập chịu thuế thì liên quan gì đến kế toán Thuế trong DN?
Thu nhập từ TIỀN LƯƠNG - TIỀN CÔNG cũng chính là 1 khoản thu nhập phải chịu thuế TNCN. Mà kế toán lại trực tiếp là người TÍNH LƯƠNG trước khi trả lương cho NLĐ trong DN. Vậy kế toán phải nắm chắc được CÔNG THỨC TÍNH THUẾ để tính toán đúng số thuế TNCN phải nộp để đảm bảo quyền lợi cho cả DN và NLĐ.
Ví dụ kế toán tính SAI dẫn đến nộp thừa tiền thế TNCN thì người lao động sẽ bị THIỆT. (Vì người lao động phải nộp tiền Thuế nhiều hơn - tiền lương về túi họ sẽ giảm đi không đáng)
Mà tính SAI dẫn đến NỘP THIẾU thì sau này khi bị thanh tra kiểm tra phát hiện khai thiếu sẽ bị THU THÊM và phạt chậm nộp. Lúc này 1 là DN bạn sẽ phải bỏ tiền túi ra để nộp bù vào (Vì có thể NLĐ đã nghỉ làm) còn không thì kế toán làm sai sẽ phải tự bỏ tiền túi để nộp bù. (Liên quan đến tiền - quyền - nghĩa vụ nên kế toán phải hết sức thận trọng khi tính toán ở mỗi kỳ tính thuế)
Qua 2 ví dụ trên bạn cũng hiểu được rằng TẦM QUAN TRỌNG của Kế Toán và THUẾ đến với DN nó quan trọng như thế nào? Và tại sao làm Thuế phải yêu cầu CÓ KINH NGHIỆM rồi đấy.
CHÚ Ý: Kế toán phải hiểu rõ KHÁI NIỆM đến CÁCH TÍNH THUẾ rồi bạn mới đem ra SO SÁNH THIỆT HƠN. Hay nói cách khác làm thế nào để GIẢM THIỂU TỐI ĐA TIỀN THUẾ PHẢI NỘP nhưng vẫn TUÂN THỦ LUẬT PHÁP. Thì lúc này bạn mới đi sâu vào cái công thức tính. Các yếu tố ĐƯỢC TRỪ làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp.
Mới vào làm chân ướt chân dáo lo học hiểu quy trình ghi chép kế toán cho có hệ thống trước hãng. Đọc Luật Thuế chưa hiểu ngay được luôn đâu các bạn ạ. Mà phải trực tiếp làm, tính toán - so sánh thiệt hơn dần dần rồi đọc sẽ thấm dần. Và sẽ biết tìm cách GIẢM NGHĨA VỤ NỘP THUẾ trên phương diện HỢP LÝ và được pháp luật cho phép.
Nếu làm kế toán mà không chịu đọc thì không có cách nào CỨU GIÚP bạn được đâu.
Xác định làm Nghề bền vững thì hãy ĐỌC HIỂU cho kỹ.
Nguồn sưu tầm: Mộc Lan
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp. Chứng từ điện tử là dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc dạng dữ liệu điện tử do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !