Ngày đăng tin : 21/05/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Làm kíp 4 ngày nghỉ 2 ngày là gì?
Thông thường, với ca làm việc tiêu chuẩn là 08 giờ/ngày, công ty sẽ phải bố trí thành 03 ca làm việc mới có thể để tận dụng hết thời gian 24 giờ trong ngày.
Thay vì phải bố trí đến 03 ca làm việc/ngày, để tận dụng sức lao động tối đa mà vẫn đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, nhiều doanh nghiệp đã bố trí chế độ làm kíp 04 ngày nghỉ 02 ngày.
Làm kíp 04 ngày nghỉ 02 ngày được hiểu là trường hợp người lao động làm liên tiếp 4 ngày với ca 12 tiếng/ngày, sau đó người này sẽ được nghỉ 02 ngày tiếp theo, luân phiên đến một thời điểm nào đó do công ty quyết định.
Như thế, mỗi ngày, công ty chỉ cần bố trí 02 ca luân phiên làm việc đã có thể tận dụng tối đa thời gian trong ngày.
Với chế độ làm việc 04 ngày nghỉ 02 ngày, người lao động vẫn được đảm bảo đủ thời gian làm việc và nghỉ ngơi trong tuần. Cụ thể:
- Được nghỉ 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc tiếp theo của ngày hôm sau.
- Mỗi tuần, người lao động vẫn được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.
- Giờ làm việc tiêu chuẩn trong tuần vẫn đảm bảo 48 giờ, thời gian vượt quá được tính lương làm thêm giờ.
- Được nghỉ giữa ca theo quy định.
Bố trí nhân viên làm kíp, doanh nghiệp phải trả lương thế nào?
Theo Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần với thời gian làm việc tiêu chuẩn không quá 48 giờ/tuần.
Trường hợp làm việc theo ngày, số giờ làm việc bình thường là 08 giờ/ngày; trường hợp làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày.
Bố trí ca làm việc 12 giờ/ngày, doanh nghiệp sẽ phải tính lương làm thêm giờ cho thời gian vượt quá:
- Chế độ làm việc theo ngày: Tính 08 giờ làm việc bình thường, 04 giờ làm thêm.
- Chế độ làm việc theo tuần: Tính 10 giờ làm việc bình thường, 02 giờ làm thêm.
Theo Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền làm thêm giờ trong những ngày làm việc bình thường sẽ được tính hưởng 150% lương thực trả theo công việc đang làm.
Với trường hợp ca làm việc rơi vào thời gian ban đêm, người lao động sẽ được tính thêm lương làm việc vào ban đêm và lương làm thêm giờ vào ban đêm.
Mỗi giờ làm việc vào ban đêm (từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau) được hưởng thêm 30% lương. Mỗi giờ làm thêm vào ban đêm vừa được trả lương làm việc ban đêm, đồng thời được trả thêm 20% lương của ngày làm việc đó.
Ví dụ 1: Chị A làm việc cho công ty X theo ca từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Công ty X đang duy trì chế độ làm việc theo tuần với tiền lương theo thỏa thuận là 40.000 đồng/giờ.
Mỗi ngày công bình thường, chị A sẽ được trả như sau:
- 10 giờ làm việc bình thường: Lương = 40.000 đồng x 10 giờ = 400.000 đồng.
- 02 giờ làm thêm: Lương = 150% x 40.000 đồng x 02 giờ = 120.000 đồng.
=> Tổng tiền lương/ngày = 400.000 đồng + 120.000 đồng = 520.000 đồng.
Ví dụ 2: Anh B làm việc cho công ty Z với ca từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau. Công ty Z đang duy trì chế độ làm việc theo ngày với tiền lương theo thỏa thuận là 45.000 đồng/giờ. Trong đó, công ty Z quy định thời gian từ 6 giờ tối đến 10 giờ tối tính là làm thêm giờ. Thời gian từ 10 giờ tối đến 6 sáng hôm sau tính theo lương bình thường.
Mỗi ngày đi làm, anh A nhận được số tiền lương như sau:
- Thời gian từ 6 giờ tối - 10 giờ tối (tính lương làm thêm theo chế độ ban ngày):
Lương = 150% x 45.000 đồng x 04 giờ = 270.000 đồng.
- Thời gian từ 10 giờ tối - 6 giờ sáng hôm sau (tính lương việc ban đêm):
Lương = 130% x 45.000 đồng x 08 giờ = 468.000 đồng.
=> Tổng tiền lương/ngày = 270.000 đồng + 468.000 đồng = 738.000 đồng.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Hộ kinh doanh không sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền bị phạt thế nào? Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/6/2025 (sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP), hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế trong các trường hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế);
1. Quy định thời gian làm thêm giờ trong năm Theo điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 “Điều 107. Làm thêm giờ 1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động. 2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
1. Quy định về sử dụng lao động là người cao tuổi Căn cứ Điều 148, 149 Bộ Luật lao động 2019 quy định về sử dụng NLĐ cao tuổi như sau: “Điều 148. Người lao động cao tuổi 1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này. 2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.”
1. Không đóng BHXH là gì theo Luật BHXH 2024? Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, quy định hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động như sau: “1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây để không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động: a) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; b) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !