Ngày đăng tin : 19/04/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Hợp đồng vay tiền là gì? Khi nào có hiệu lực?
Hợp đồng vay tiền bản chất là một hợp đồng vay tài sản. Đây là một trong những loại hợp đồng được sử dụng phổ biến hiện nay.
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên (bao gồm bên cho vay tiền và bên vay tiền) về việc cho vay mượn tiền.
Theo đó bên cho vay tiền giao tiền cho bên vay tiền. Khi đến hạn trả, bên vay tiền phải hoàn trả cho bên cho vay tiền đúng số tiền đã vay và trả lãi nếu các bên có thỏa thuận tiền lãi hoặc pháp luật có quy định.
Hợp đồng vay tiền là một giao dịch dân sự, vì vậy để hợp đồng vay tiền có hiệu lực cần đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự.
Cụ thể,điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Các bên tham gia giao kết hợp đồng vay tiền có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp;
Các bên tham gia giao kết hợp đồng vay tiền một cách tự nguyện;
Mục đích và nội dung của hợp đồng vay tiền không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự, hợp đồng vay tiền sẽ bắt đầu phát sinh hiệu lực khi:
Hợp đồng vay tiền có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác.
Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên trong hợp đồng vay tiền phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Hợp đồng vay tiền có thể bị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định pháp luật.
2. Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền, hợp đồng có hiệu lực không?
Việc vay tiền dù được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân hay hình thức nào đều tiềm ẩn những rủi ro khó tránh khỏi. Một trong số những rủi ro đó là việc các bên đã ký hợp đồng nhưng chưa nhận được khoản tiền vay theo thỏa thuận.
Như đã trình bày ở trên, hợp đồng vay tiền có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác.
Như vậy, khi các bên đã thực hiện ký kết hợp đồng vay tiền thì dù bên vay tiền có nhận được tiền hay chưa, hợp đồng vay tiền vẫn sẽ có hiệu lực pháp luật trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
3. Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền thì nên làm gì?
Dưới đây bài viết sẽ gợi ý một số cách giải quyết khi đã ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận được tiền:
Nếu bên cho vay (ngân hàng) giải ngân chậm hoặc chưa tới thời hạn giải ngân thì bên vay tiền có thể liên hệ hoặc trực tiếp đến ngân hàng để biết nguyên nhân thời hạn giải ngân cụ thể.
Nếu bên vay tiền vay số tiền lớn nên bên cho vay phải chờ huy động vốn thì bên vay có thể trực tiếp đến bên cho vay (ngân hàng) để yêu cầu hủy hợp đồng.
Nếu sai thông tin tài khoản nhận tiền thì bên vay cần cung cấp lại đầy đủ và chính xác thông tin nhận tiền.
Nếu bên cho vay chuyển tiền nhầm tài khoản thì cần liên hệ đến ngân hàng để được hỗ trợ và giải quyết.
Nếu bên cho vay cố tình giao tiền chậm, bên vay có thể hối thúc bên cho vay giao tiền, trường hợp bên cho vay vẫn chậm trễ trong việc giao tiền thì bên vay tiền có thể chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
Nếu bên cho vay có hành vi lừa đảo thì bên vay liên hệ cơ quan công an để tố cáo và xử lý kịp thời.
Việc các bên đã thực hiện ký kết hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền là chuyện không hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các bên đã ký kết hợp đồng vay nhưng bên vay chưa nhận được tiền.
Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến thường gặp bao gồm:
Bên cho vay (ngân hàng) giải ngân chậm hoặc chưa tới thời hạn giải ngân;
Bên vay vay số tiền lớn nên bên cho vay phải chờ huy động vốn;
Sai thông tin tài khoản nhận tiền hoặc bên cho vay chuyển tiền nhầm tài khoản;
Bên cho vay có hành vi lừa đảo;
Bên cho vay cố tình giao tiền chậm.
Thông thường, khi rơi vào trường hợp này, nhiều người sẽ hoang mang không tìm được cách giải quyết tốt nhất.
4. Có được hủy hợp đồng vay tiền khi chưa nhận tiền không?
Một bên có thể hủy hợp đồng vay tiền khi chưa nhận tiền nếu có căn cứ xác định bên còn lại vi phạm hợp đồng, chậm thực hiện nghĩa vụ hoặc không có khả năng thực hiện hợp đồng.
Bởi theo quy định tại các Điều 423, Điều 424, Điều 425 và Điều 426 Bộ luật Dân sự 2015, một bên có thể hủy hợp đồng vay tiền khi rời vào các trường hợp sau:
Các bên thỏa thuận nếu một bên vi phạm hợp đồng thì đây sẽ là điều kiện để hủy hợp đồng;
Một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
Do chậm thực hiện nghĩa vụ;
Do không có khả năng thực hiện;
Do tài sản bị hư, hỏng, mất;
Trường hợp khác.
Theo quy định tại Điều 427 Bộ luật Dân sự, khi các bên hủy hợp đồng vay tiền sẽ dẫn đến hậu quả sau:
Hợp đồng vay tiền không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận;
Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo thỏa thuận hợp đồng sau khi trừ đi các chi phí.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94 năm 2019 vừa được Bộ Tài chính quy định chi tiết tại Thông tư 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020. Theo đó, một trong những trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng theo quy định.
Việc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) với mức đóng là bao nhiêu ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ như tiền thai sản, tiền lương hưu. Vì thế, mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH quy định thế nào là vấn đề nhiều người quan tâm. Mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH
Theo đó, Điều 3 Thông tư 23/2024/TT-BCT quy định danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam từ 01/01/2025 gồm: (1) Thuốc nổ công nghiệp, phụ kiện nổ công nghiệp, thuốc nổ mạnh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 23/2024/TT-BCT, cụ thể như: - Thuốc nổ công nghiệp: Thuốc nổ Amonit AD1; Thuốc nổ TNP1; Thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên; Thuốc nổ ANFO; Thuốc nổ ANFO chịu nước; Thuốc nổ nhũ tương dùng cho lộ thiên; Thuốc nổ nhũ tương năng lượng cao dùng cho lộ thiên; Thuốc nổ nhũ tương dùng cho mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí nổ;…
1. Đối tượng nợ thuế bị khấu trừ tiền lương, thu nhập Khoản 1 Điều 130 Luật Quản lý thuế 2019 quy định biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ 06 tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức. Trong đó, khoản 1 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn, quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !