Ngày đăng tin : 01/01/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Kinh tế vi mô là gì? 3 ví dụ về kinh tế vi mô
Kinh tế vi mô (Microeconomics) là một phân ngành trong kinh tế học, nghiên cứu về các chủ thể kinh tế nhỏ như cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình, nhà sản xuất,...và các tương tác của các chủ thể này trong thị trường.
Những nghiên cứu của kinh tế vi mô giúp đưa ra nhận định chung về giá cả, thị trường, mức cung, cầu,... của một mặt hàng cụ thể trong phạm vi nhất định. Từ đó các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp sẽ có những chính sách phù hợp với thị trường.
3 ví dụ tham khảo về kinh tế vi mô:
Ví dụ 1: Khi giá cá basa tăng thì người tiêu dùng sẽ giảm mua, nhưng người nuôi trồng, người sản xuất sẽ tăng nuôi trồng, sản xuất vì giá cao sẽ mang lại lợi nhuận cao.
Hai bên đang mâu thuẫn trong hành vi của mình trong thị trường, dẫn đến thừa cung thiếu cầu. Kinh tế vi mô sẽ giúp người sản xuất tìm hiểu được sản lượng phù hợp với thị trường hiện tại, để tối đa hóa lợi nhuận.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp có một dự án kinh doanh, nhưng có tới 3 phương án triển khai. Doanh nghiệp chưa biết nên chọn phương án nào.
Kinh tế vi mô sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận rõ về nguồn lực giới hạn của mình, các chi phí cơ hội của mỗi phương án, thị trường hiện tại,... để doanh nghiệp đưa ra phương án tối ưu nhất.
Ví dụ 3: Một xưởng sản xuất có nguồn lực 50 công nhân, 1 tỷ đồng, họ muốn sản xuất đồ nam và nữ nhưng chưa biết chọn số lượng như nào cho hợp lý. Họ có thể sản xuất: 50% đồ nam, 50% đồ nữ? 100% đồ nam hoặc 100% đồ nữ? Đồ nữ 70%, đồ nam 30%,...
Kinh tế vi mô sẽ giúp xưởng sản xuất trong một nguồn lực khan hiếm đưa ra giới sản lượng hợp lý, điểm cân bằng giữa đồ nam và nữ (nhưng vẫn tối ưu số lượng sản xuất của cả 2).
2. Vai trò của kinh tế vi mô là gì?
Kinh tế vi mô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu, phân tích cơ chế thị trường, mối quan hệ cung - cầu, xác định giá tương đối của sản phẩm hoặc dịch vụ, phân bổ nguồn lực giới hạn cho các mục đích khác nhau.
Khi cung - cầu xuất hiện mâu thuẫn thì kinh tế vi mô sẽ giúp tìm ra mức sản lượng tối ưu, tại đó người sản xuất có thể đạt được mục tiêu tối đa lợi nhuận. Từ đó, doanh nghiệp có chọn ra các phương án cụ thể để phát triển sản xuất và kinh doanh.
Kinh tế vi mô cũng đóng vai trò nghiên cứu các trường hợp khi thị trường không hoạt động hiệu quả, công bằng, thất bại thị trường, tìm hiểu những điều kiện cần thiết cho cạnh tranh hoàn hảo.
3. Kinh tế vi mô nghiên cứu về gì?
Kinh tế vi mô thuộc kinh tế học, vì vậy nó nghiên cứu về những vấn đề kinh tế với quy mô nhỏ, thường là gói gọn trong một thị trường nhất định. Dưới đây là các vấn đề kinh tế mà kinh tế vi mô nghiên cứu:
Lý thuyết cung - cầu, mối quan hệ cung - cầu trong thị trường
Hệ số co giãn cung, hệ số co giãn của nhu cầu trong thị trường
Hành vi người tiêu dùng
Hành vi nhà sản xuất
Cạnh tranh trong thị trường
Tác động của Chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế
Tác động của các chủ thể kinh tế như cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình, nhà sản xuất,... trong thị trường
3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của kinh tế vi mô
Đối tượng nghiên cứu:
Chủ thể quen thuộc khi nhắc đến kinh tế vi mô là gì? Đó là chủ thể kinh tế nhỏ như cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình, nhà sản xuất,... và tác động của Chính phủ lên nền kinh tế. Từ đó suy ra được đối tượng nghiên cứu của kinh tế vi mô như sau:
Những vấn đề kinh tế cơ bản của từng chủ thể kinh tế
Những quy luật, xu hướng vận động tất yếu của hoạt động kinh tế vi mô
Những khuyết điểm của kinh tế thị trường
Vai trò, tác động của Chính phủ
Nội dung nghiên cứu:
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu ở trên, có thể thấy giữa các thành phần trong kinh tế vi mô là vô cùng phức tạp và rộng lớn, Vì vậy sẽ chỉ tập trung vào một số nội dung quan trọng nhất:
Những vấn đề cơ bản trong doanh nghiệp: Chi phí sản xuất, tác động của quy luật khan hiếm, quy luật chi phí cơ hội tăng dần, lợi suất giảm dần, hiệu quả kinh tế, lý thuyết về tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Các quy luật khác trong sản xuất, chi phí, lợi nhuận.
Những vấn đề xoay quanh cung - cầu: Các yếu tố ảnh hưởng đến cung - cầu, cơ chế hình thành giá, giá thay đổi như thế nào khi cung - cầu thay đổi, các hình thức điều tiết giá.
Những lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng của con người, quy luật lợi ích cận biên giảm dần trong tiêu dùng, sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng.
Những vấn đề về cạnh tranh và độc quyền: bản chất và cách hình thành thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền.
Những hạn chế của nền kinh tế thị trường.
Những can thiệp của Chính phủ vào thị trường.
3.2. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế vi mô
Dưới đây là các phương pháp nghiên cứu của kinh tế vi mô:
Phương pháp mô hình hóa: Triển khai các bước quan sát và đo lường, xây dựng mô hình kinh tế, kiểm định mô hình và nhận kết quả.
Phương pháp so sánh tĩnh: Là so sánh trạng thái cân bằng mới với trạng thái cân bằng cũ khi thay đổi biến số để tìm ra hướng thay đổi của các biến số khi có tác nhân làm thay đổi trạng thái cân bằng ban đầu.
Phương pháp phân tích biên tế: Là phương pháp cho 1 biến số cố định rồi thay đổi các biến số khác để để quan sát sự tác động của các biến số đến chủ thể.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là gì? Luật Doanh nghiệp năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2025 đã bổ sung, quy định cụ thể về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp tại khoản 35 Điều 4 như sau: 35. “Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp) là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế vốn điều lệ hoặc có quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó, trừ trường hợp người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.” Theo quy định trên, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp được hiểu là một trong những trường hợp sau:
1. Điều kiện được thanh toán trực tiếp khi tự mua thuốc Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: - Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. - Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP). Để được thanh toán, người bệnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 59 Nghị định 188/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Tại thời điểm kê đơn, chỉ định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có sẵn thuốc/thiết bị y tế, và không thể thay thế.
1. Quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh Theo quy định tại Điều 82 của Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập thì các thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên làm người đại diện hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP, trừ các trường hợp:
Theo đó, tại Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025, số 66/2025/QH15 đã điều chỉnh đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, bổ sung thêm một số đối tượng không chịu thuế, gồm: - Hàng hóa do tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, thuê gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài; -Hàng hóa đã xuất khẩu ra nước ngoài bị phía nước ngoài trả lại khi nhập khẩu vào đối tượng không chịu thuế;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !