Ngày đăng tin : 16/02/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Doanh nghiệp có buộc phải ban hành nội quy lao động?
Theo khoản 1 Điều 118 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải ban hành nội quy lao động. Đặc biệt, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì doanh nghiệp phải có nội quy lao động bằng văn bản.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 69 Nghị định 145 năm 2020 cũng hướng dẫn thêm về việc ban hành nội quy lao động trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động. Lúc này, doanh nghiệp không buộc phải ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động được ký với người lao động.
Có thể thấy, việc ban hành nội quy lao động là một yêu cầu bắt buộc đối với phía doanh nghiệp.
Nội quy lao động có thể được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc hình thức khác (nếu sử dụng dưới 10 người lao động) nhưng đều phải được thông báo đến tất cả người lao động. Đồng thời những nội dung chính của nội quy phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Nếu không ban hành quy lao động hoặc có ban hành nhưng không phổ biến đến người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm theo Điều 19 Nghị định 12 năm 2022 như sau:
- Phạt từ 01 đến 03 triệu đồng: Lỗi không thông báo nội quy lao động đến toàn bộ người lao động hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
- Phạt từ 05 đến 10 triệu đồng: Lỗi không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên.
2. Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên không?
Một trong những nội dung quan trọng được ghi nhận trong nội quy lao động là các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng. Đây là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp tiến hành xử lý người lao động vi phạm.
Nếu không ban hành nội quy lao động, doanh nghiệp khó có thể xử lý kỷ luật người lao động. Bởi nếu thực hiện điều này, doanh nghiệp có thể xâm phạm đến điều cấm của Bộ luật lao động.
Cụ thể, khoản 3 Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 nghiêm cấm xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Do đó, nếu cố tình xử lý kỷ luật nhân viên trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ bị coi là xử lý kỷ luật lao động không đúng quy định và bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên nếu hợp đồng lao động đã thỏa thuận về việc kỷ luật lao động thì doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó để tiến hành xử lý kỷ luật đối với người lao động vi phạm.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chỉ được xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải nếu người lao động mắc phải một trong các lỗi được quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động:
- Người lao động trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc.
- Người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp hoặc có hành quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà còn tái phạm khi chưa được xóa kỷ luật.
- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày mà không có lý do chính đáng.
3. Xử lý kỷ luật không đúng quy định, doanh nghiêp bị phạt thế nào?
Như đã đề cập, nếu không có nội quy lao động mà vẫn tiến hành xử lý kỷ luật đối với nhân viên, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động:
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;
Theo đó, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng. Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022, người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm lỗi trên sẽ bị phạt gấp đôi với số tiền từ 40 đến 80 triệu đồng.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 181/2025/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 05 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trong đó: Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là chứng từ chứng minh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Nghị định số 52/2024/NĐ-CP. Một số trường hợp đặc thù theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm:
Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định về: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; Quy định về đăng ký và hoạt động của hộ kinh doanh; Quy định việc liên thông thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử; Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, khai thác và chia sẻ thông tin doanh nghiệp;
Thông tư 64/2025/TT-BTC ban hành ngày 30/6/2025 đã quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân. Điều 1 Thông tư 64/2025/TT-BTC, từ ngày 01/07/2025 đến 31/12/2026, mức thu của nhiều loại phí và lệ phí sẽ được giảm 50% so với quy định trước đó, gồm: - Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 46/2025/TT-BTC sửa đổi các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp Khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2025/TT-BTC sửa đổi tên và sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều 10 Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tên của Điều 10 đổi thành Sửa đổi Chế độ kế toán”. Ngoài ra, Thông tư 46/2025/TT-BTC sửa đổi Điều 10 của Thông tư số 133/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !