Ngày đăng tin : 12/08/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Khám bệnh nghề nghiệp có bắt buộc không?
Điểm b khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 nêu rõ, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và thực hiện đầy đủ chế độ đối với người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
Thêm vào đó, khoản 2 Điều 21 Luật này cũng quy định, khi khám sức khỏe theo định kỳ cho người lao động, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Do đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho những người lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp.
Cụ thể, những người lao động sau đây sẽ được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp:
- Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Tính cả người học nghề, tập nghề, người đã nghỉ hưu hoặc người đã chuyển công tác không còn làm việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ hưu, trợ cấp hằng tháng (căn cứ Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT).
- Người lao động không thuộc các trường hợp trên mà chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
2. Khám bệnh nghề nghiệp 1 năm mấy lần?
Việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động được thực hiện từ 01 lần/năm đến 02 lần/năm, tùy đối tượng người lao động.
Thậm chí, số lần khám bệnh trong năm còn có thể nhiều hơn nếu nghi ngờ người lao động mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do người sử dụng lao động hoặc người lao động chủ động đề nghị.
Cụ thể, thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động được quy định tại Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT và Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Được khám bệnh nghề nghiệp 02 lần năm (Ít nhất 06 tháng/lần).
- Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp: Được khám bệnh nghề nghiệp 01 lần năm (Ít nhất 01 năm/lần).
- Người lao động không thuộc các trường hợp trên mà chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp: Được khám bệnh nghề nghiệp 01 lần năm (Ít nhất 01 năm/lần)
- Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động: Được khám bệnh nghề nghiệp với số lần không giới hạn theo đề nghị của doanh nghiệp hoặc người lao động.
Chi phí cho việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động chi trả. Khoản chi phí này được hạch toán vào các khoản được trừ để giảm bớt thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cho công ty (theo khoản 6 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động).
3. Không khám bệnh nghề nghiệp cho nhân viên, công ty có bị phạt?
Theo khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho nhân viên của mình.
Nếu không thực hiện nghĩa vụ này, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Căn cứ khoản 2 Điều 22 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị phạt như sau:
- Người sử dụng lao động là cá nhân: Bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng/người lao động bị không được khám bệnh nghề nghiệp nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
- Người sử dụng lao động là tổ chức: Bị phạt tiền từ 02 - 06 triệu đồng/người lao động bị không được khám bệnh nghề nghiệp nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Dịch vụ kê khai thuế trọn gói chỉ từ 500.000đ tại Thuế Quang Huy, đảm bảo chính xác, tiết kiệm và tuân thủ pháp lý cho doanh nghiệp của bạn.
Đây là nội dung tại Công văn 99/TCT-CS ngày 08/01/2025 của Tổng cục Thuế về thuế giá trị gia tăng. Tại Công văn 99/TCT-CS, Tổng cục Thuế cho biết đã nhận được công văn số 1222/CT-TTKT ngày 17/1/2024 của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn về thuế giá trị gia tăng (GTGT). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế căn cứ vào các quy định sau để hướng dẫn xử lý trường hợp đã hoàn thuế hàng xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt:
Khi nào không phải nộp thuế sử dụng đất? Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC, đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế bao gồm: 1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng - Đất giao thông, thủy lợi bao gồm: Đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước),...
1. Hàng hóa nguy hiểm là gì? Theo khoản 1 Điều 51 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, hàng hóa nguy hiểm được định nghĩa như sau: Điều 51. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm 1. Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia Như vậy, hàng hóa nguy hiểm là những hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ gây nguy hại tới con người, môi trường, an ninh. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP) 2. Phân loại hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !