Ngày đăng tin : 25/10/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
Đối với trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại:
Căn cứ khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC:
“Điều 7. Giá tính thuế
…
22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính Điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần Điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
…”
- Căn cứ điểm đ khoản 6 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP:
"Điều 10. Nội dung của hóa đơn
…
6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
…
đ) Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến mại trên hóa đơn. Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng.
…”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại trên hóa đơn.
Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Trên hóa đơn điều chỉnh Công ty không ghi số âm do không phải trường hợp hóa đơn sai sót.
Đối với trường hợp xử lý hóa đơn sai sót:
- Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP:
"Điều 19. Xử lý hóa đơn có sai sót
1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập đế gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuê.
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS- HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu sô... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
b2) Người bán lập hóa dơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm".
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
…”
- Căn cứ công văn số 1647/TCT-CS ngày 10/05/2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về hóa đơn điện tử.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty thực hiện xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì thực hiện gửi Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan thuế.
Trường hợp xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì không phải gửi thông báo sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Làm rõ thời gian xác định hành vi vi phạm Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 125 thay cụm từ "cùng một thời điểm" thành "cùng một ngày". Theo đó, trong cùng một ngày thực hiện hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm/không lập hóa đơn nhiều lần thì sẽ bị phạt đối với một hành vi vi phạm là lập hóa đơn không đúng thời điểm/không lập hóa đơn và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần thay vì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm như trước đây. 2. Lập hóa đơn không đúng thời điểm bị phạt đến 100 triệu đồng Trước đây, Điều 8 Nghị định 125/2020 quy định: - Phạt cảnh cáo: Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. - Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng: Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế.
1. Trường hợp nên lựa chọn Trọng tài thương mại 1.1. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài Trong bối cảnh hội nhập toàn diện về kinh tế, văn hoá và tập quán thương mại, các doanh nghiệp đều nỗ lực mở rộng thị trường thông qua các giao dịch xuyên biên giới. Khi doanh nghiệp không quen thuộc với thủ tục tố tụng của hệ thống Toà án nước ngoài thì cơ chế Trọng tài thương mại phát triển mạnh mẽ như một trong các phương án hàng đầu để giải quyết các tranh chấp xuyên biên giới. Có một số yếu tố nền tảng khiến cơ chế Trọng tài thương mại vượt trội hơn hệ thống Tòa án trong những tranh chấp quốc tế, có thể kể đến như: - Tính trung lập và tôn trọng tối đa sự lựa chọn của các bên: Các bên được tự do lựa chọn các yếu tố then chốt khi giải quyết tranh chấp như: trọng tài viên, ngôn ngữ, địa điểm trọng tài, luật áp dụng, giúp đảm bảo tính trung lập, không bị ràng buộc bởi hệ thống pháp lý của một quốc gia cụ thể.
Từ 01/7/2025, thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp thực hiện thay vì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như trước đây. Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 128/2025/NĐ-CP, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện các nội dung: - Chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; - Xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; - Cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động.
Tại Công điện 88/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về lợi ích, hiệu quả và trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; - Rà soát, hỗ trợ và yêu cầu các cơ sở kinh doanh triển khai sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP, nhất là trong hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp tới người tiêu dùng.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !