Ngày đăng tin : 17/04/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Thuế thu nhập cá nhân có thể được tính theo các phương pháp khác nhau, trong đó đơn giản nhất là phương pháp rút gọn. Sau đây, LuatVietnam sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp rút gọn.
Lưu ý: Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp rút gọn chỉ áp dụng khi tính thuế đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công mà ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.
Để áp dụng được phương pháp này trước tiên phải tính được thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Như vậy, để tính được thu nhập tính thuế cần phải biết thu nhập chịu thuế và các khoản giảm trừ, cụ thể:
(1) Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn
Trong đó:
- Tổng thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công không phải khoản nào cũng là thu nhập chịu thuế. Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, những khoản thu nhập sau đây được xác định là thu nhập chịu thuế:
+ Tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ 11 khoản trợ cấp, phụ cấp.
+ Tiền thù lao nhận được dưới những hình thức như Tiền hoa hồng môi giới, tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa; tiền tham gia hoạt động giảng dạy,…
+ Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, ban kiểm soát doanh nghiệp, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
+ Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền công, tiền lương do người sử dụng lao động trả cho người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức.
+ Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ những 04 khoản tiền thưởng theo quy định.
- Các khoản thu nhập được miễn thuế
Thu nhập được miễn thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công gồm:
+ Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định pháp luật.
+ Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
(2) Các khoản giảm trừ
- Các khoản giảm trừ gia cảnh gồm, giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/người/tháng.
- Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc: 10,5%, trong đó, bảo hiểm xã hội là 8%, bảo hiểm y tế 1,5%, bảo hiểm thất nghiệp 1%.
- Khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện.
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Sau khi xác định được thu nhập tính thuế thì áp dụng phương pháp rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC để tính số thuế phải nộp.
Để hiểu rõ cách tính thuế theo phương pháp rút gọn, LuatVietnam hướng dẫn chi tiết bằng ví dụ sau:
Tháng 3/2022, ông A có thu nhập từ tiền lương và thu nhập tăng thêm là 30 triệu đồng. Ông A phải nộp 10,5% bảo hiểm bắt buộc theo quy định. Được biết ông A có 01 người phụ thuộc, trong tháng 3/2022 không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp mà ông A bị khấu trừ như sau:
Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế của ông A là 30 triệu đồng.
Thu nhập của ông A không có có khoản tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định pháp luật nên không được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Bước 2: Tính các khoản giảm trừ
Ông A được giảm trừ các khoản sau:
- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 11 triệu đồng.
- Giảm trừ gia cảnh cho 01 người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng.
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 30 triệu đồng × 10,5% = 3,15 triệu đồng.
Tổng các khoản được giảm trừ là: 11 + 4,4 + 3,15 = 18,55 triệu đồng
Bước 3: Tính thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế của ông A là: 30 - 18,55 = 11,45 triệu đồng
Bước 4: Áp dụng phương pháp rút gọn để xác định số thuế phải nộp
Thu nhập tính thuế trong tháng là 11,45 triệu đồng, thu nhập tính thuế thuộc bậc 3 theo bảng trên. Từ đó, số thuế thu nhập cá nhân mà ông A phải nộp được tính theo cách 2 như sau:
11,45 × 15% - 0,75 trđ = 967.500 đồng.
Như vậy, số thuế ông A tạm nộp đối với thu nhập nhận được trong tháng 3/2022 là 967.500 đồng.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp. Chứng từ điện tử là dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc dạng dữ liệu điện tử do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !