Ngày đăng tin : 06/04/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Hợp đồng LC là gì?
1.1 Hợp đồng LC là gì?
LC (Letter of Credit) có thể hiểu là thư tín dụng do các ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu. LC là cam kết với người xuất khẩu về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian cụ thể nếu người bán xuất trình được một bộ hồ sơ hợp lệ theo quy định của LC.
Có thể hiểu đơn giản, hợp đồng LC là cam kết của ngân hàng về việc người nhập khẩu sẽ trả tiền cho người xuất khẩu trong một thời gian nhất định
Hợp đồng ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu là cơ sở để xuất hiện hợp đồng LC. Đây là mối liên hệ giữa hợp đồng ngoại thương với hợp đồng LC.
Tuy vậy, khi hợp đồng LC được phát hành thì hợp đồng LC sẽ tồn tại độc lập với hợp đồng ngoại thương và không tác động vào hợp đồng ngoại thương.
Sau khi hợp đồng ngoại thương được ký kết thì người mua - người nhập khẩu sẽ dựa vào nội dung và thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng ngoại thương và đến ngân hàng tại nước nhập khẩu yêu cầu phát hành LC để cam kết thanh toán cho người xuất khẩu.
1.2 Các bên trong hợp đồng LC
Hợp đồng LC có những bên tham gia chính như sau:
Người nhập khẩu: Người nhập khẩu là người mua hàng, người yêu cầu mở LC. Người nhập khẩu là bên có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ từ bên xuất khẩu;
Người xuất khẩu: Người xuất khẩu là người bán hàng, người thụ hưởng trong LC. Người xuất khẩu là bên cung cấp hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu. Người xuất khẩu được nhận thanh toán từ LC.
Ngân hàng phát hành LC: Ngân phát hành LC là ngân hàng đại diện của người nhập khẩu để phát hành LC theo yêu cầu của người nhập khẩu. Ngân hàng phát hành LC cam kết việc thanh toán cho người xuất khẩu khi đáp ứng các điều kiện trong LC.
Ngân hàng thông báo LC: Ngân hàng thông báo LC là ngân hàng mà bên xuất khẩu thông qua để thông báo đến người xuất khẩu về việc mở LC từ phía người nhập khẩu. Ngân hàng thông báo LC có trách nhiệm xác nhận tính hợp lệ của LC và truyền đạt thông tin tới người xuất khẩu.
1.3 Đặc điểm của hợp đồng LC
Hợp đồng LC là giao dịch kinh tế giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu
Trong đó, mọi yêu cầu của người nhập khẩu sẽ do ngân hàng phát hành LC đại diện. Cụ thể, ngân hàng phát hành LC sẽ thanh toán cho bên xuất khẩu nên khi người xuất khẩu không phải là người nhập khẩu.
Hợp đồng LC độc lập với hợp đồng ngoại thương và hàng hóa xuất nhập khẩu
Hợp đồng LC thể hiện cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành LC cho người xuất khẩu khi người xuất khẩu xuất trình được hồ sơ phù hợp.
Hợp đồng LC chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán dựa vào chứng từ:
Ngân hàng phát hàng LC không dựa vào tình trạng của hàng hoá mà sẽ dựa vào bộ hồ sơ thanh toán mà bên xuất khẩu cung cấp có phù hợp với điều khoản trong hợp đồng LC hay không.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì ngân hàng sẽ thanh toán cho bên xuất khẩu vô điều kiện vì vậy bên nhập khẩu cần lưu ý việc kiểm tra hàng hoá.
Hợp đồng LC yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ hồ sơ: Bộ hồ sơ phải tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của hợp đồng LC.
Trước khi lập hợp đồng LC, các bên cần thống nhất với nhau các điều khoản trong hợp đồng LC.
2. Nội dung chính của hợp đồng LC
Một hợp đồng LC thông thường sẽ bao gồm các nội dung sau:
Số hiệu, địa điểm (nơi ngân hàng phát hành LC cam kết thanh toán cho người xuất khẩu), ngày mở LC (ngày bắt đầu thời hạn hiệu lực của hợp đồng LC);
Loại LC (Hợp đồng LC có thể huỷ ngang, hợp đồng LC không thể huỷ ngang, hợp đồng LC không thể huỷ bỏ có xác nhận, hợp đồng LC chuyển nhượng);
Tên và địa chỉ các bên liên quan: Người xuất khẩu, người nhập khẩu, ngân hàng phát hành LC;
Số tiền, loại tiền;
Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao hàng;
Quy định về các điều khoản giao hàng: điều kiện giao hàng, nơi giao hàng;…
Nội dung về hàng hóa: tên, số lượng, trọng lượng, quy cách đóng gói, bao bì…
Những hồ sơ người xuất khẩu phải xuất trình;
Cam kết của ngân hàng phát hành LC;
Những nội dung khác;...
3. Điều kiện mở hợp đồng LC là gì?
Ðể được mở LC, doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng các giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng;
Quyết định thành lập công;
Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng.
4. Hồ sơ xin mở LC gồm những giấy tờ nào?
Hồ sơ xin mở LC bao gồm:
Đơn yêu cầu mở LC;
Quyết định thành lập doanh nghiệp (doanh nghiệp lần đầu thực hiện giao dịch);
Giấy đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp lần đầu thực hiện giao dịch);
Đăng ký mã số xuất nhập khẩu – nếu có (doanh nghiệp lần đầu thực hiện giao dịch);
Bản gốc hợp đồng ngoại thương;
Hợp đồng nhập khẩu ủy thác (nếu có);
Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu có);
Cam kết thanh toán, hợp đồng vay vốn, công văn phê duyệt cho mở LC trả chậm của NHCTVN;
Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có);
Bản giải trình mở LC do phòng tín dụng của chi nhánh lập và được giám đốc chi nhánh hoặc người được giám đốc ủy quyền phê duyệt.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải được Chính phủ ban hành ngày 21/11/2024. Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định về: Đối tượng chịu phí và người nộp phí; Tổ chức thu phí; Phương pháp tính phí, mức thu phí, kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí và người nộp phí như sau:
Hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94 năm 2019 vừa được Bộ Tài chính quy định chi tiết tại Thông tư 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020. Theo đó, một trong những trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng theo quy định.
Việc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) với mức đóng là bao nhiêu ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ như tiền thai sản, tiền lương hưu. Vì thế, mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH quy định thế nào là vấn đề nhiều người quan tâm. Mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH
Theo đó, Điều 3 Thông tư 23/2024/TT-BCT quy định danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam từ 01/01/2025 gồm: (1) Thuốc nổ công nghiệp, phụ kiện nổ công nghiệp, thuốc nổ mạnh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 23/2024/TT-BCT, cụ thể như: - Thuốc nổ công nghiệp: Thuốc nổ Amonit AD1; Thuốc nổ TNP1; Thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên; Thuốc nổ ANFO; Thuốc nổ ANFO chịu nước; Thuốc nổ nhũ tương dùng cho lộ thiên; Thuốc nổ nhũ tương năng lượng cao dùng cho lộ thiên; Thuốc nổ nhũ tương dùng cho mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí nổ;…
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !