Ngày đăng tin : 29/11/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Hợp đồng lao động có thể bị tạm hoãn vì lý do gì?
Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động có thể bị tạm hoãn bởi một trong các lý do sau đây:
(1) Người lao động đi nghĩa vụ quân sự, tham gia Dân quân tự vệ.
(2) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định về tố tụng hình sự.
(3) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
(4) Lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
(5) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ.
(6) Người lao động được nhà nước ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
(7) Người lao động được doanh nghiệp ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.
(8) Lý do khác do hai bên thỏa thuận.
2. Thời gian tạm hoãn có tính vào thời hạn của hợp đồng lao động?
Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động đã ký sẽ bị tạm dừng thực hiện trong một thời gian nhất định xảy ra một trong các lý do mà pháp luật hoặc do thỏa thuận của các bên.
Khi hợp đồng lao động bị tạm hoãn thực hiện thì thời gian tạm hoãn đó có tính vào thời hạn của hợp đồng lao động mà các bên đã ký không?
Bộ luật Lao động không trực tiếp đề cập đến vấn đề này nhưng có thể ngầm hiểu câu trả lời nhờ quy định về việc nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động tại Điều 31 Bộ luật này:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo quy định này, người lao động chỉ phải nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời gian tạm hoãn hợp đồng nếu hợp đồng lao động đó còn hạn.
Điều này đồng nghĩa rằng, thời hạn tạm hoãn hợp đồng vẫn sẽ được tính vào thời hạn hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận từ đầu.
3. Hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian tạm hoãn, giải quyết thế nào?
Như đã phân tích ở mục 2, khi tạm hoãn hợp đồng lao động, mặc dù người lao động không thực hiện công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng thời gian này vẫn sẽ được cộng dồn vào thời hạn của hợp đồng lao động.
Do đó, nếu hợp đồng lao động hết hạn khi đang trong thời gian tạm hoãn thì hợp đồng này sẽ có thể bị chấm dứt bởi khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ:
Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Theo đó, hợp đồng lao động hết hạn sẽ đương nhiên làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng, trừ trường hợp người lao động đang trong nhiệm kỳ làm thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà hết hạn hợp đồng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu chấm dứt hợp đồng lao động khi hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết về việc chấm dứt hợp đồng lao động đó.
Và khi hợp đồng lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thanh toán cho người lao động những khoản tiền sau đây:
- Trợ cấp thôi việc.
- Tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động còn phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động.
Thậm chí nếu người lao động có yêu cầu thì người sử dụng lao động còn phải cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động đó.
Lưu ý: Nếu hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian tạm hoãn mà các bên vẫn có nhu cầu làm việc với nhau thì có thể tiến hành ký hợp đồng lao động mới.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !