Ngày đăng tin : 16/09/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài là gì?
Trước hết, hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài phải là hợp đồng. Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự hiện hành, hợp đồng được định nghĩa là văn bản, lời nói… hay bất cứ hình thức nào thể hiện sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hiện nay, có các loại hợp đồng chủ yếu như hợp đồng song vụ, đơn vị, hợp đồng chính, hợp đồng phụ, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba hoặc hợp đồng có điều kiện…
Định nghĩa hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài hiện không được quy định tại Bộ luật Dân sự này. Tuy nhiên, căn cứ Điều 663 Bộ luật Dân sự, có thể hiểu, hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài là hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Trong đó, yếu tố nước ngoài thể hiện ở một số khía cạnh như sau:
Có ít nhất một trong các bên tham gia giao kết trong hợp đồng là cá nhân hoặc pháp nhân người nước ngoài
Dù các bên tham gia trong hợp đồng dân sự đó đều là công dân hoặc pháp nhân của Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài.
Dù các bên tham gia trong hợp đồng dân sự là người Việt Nam hoặc là pháp nhân của Việt Nam nhưng đối tượng của hợp đồng đó đang ở nước ngoài.
Có thể kể đến một số ví dụ dưới đây về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài:
- Vợ chồng ông A và bà B mua chiếc xe ô tô ở một cửa hàng tại Việt Nam. Trong đó, bà B là công dân Việt Nam còn ông A là người Mỹ. Do đó, hợp đồng mua bán xe ô tô trong trường hợp này là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài bởi một bên trong hợp đồng có người nước ngoài (bên mua).
- Ông A và bà B mặc dù đang ở Nhật Bản nhưng đều là công dân của Việt Nam. Hai ông bà muốn uỷ quyền cho ông C ở Việt Nam thực hiện thủ tục nhận thừa kế. Khi đó, hai ông bà đến Đại sứ quán của Việt Nam ở Nhật Bản để làm hợp đồng uỷ quyền một bên, uỷ quyền cho ông C ở Việt Nam thực hiện việc ký công chứng thay cho mình trong Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế…
Thực hiện hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài thế nào?
Để giải quyết tranh chấp của hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, trước hết cần phải xác định pháp luật sẽ áp dụng với hợp đồn này. Theo đó, Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định lựa chọn pháp luật áp dụng với hợp đồng dân sự như sau:
- Do các bên trong hợp đồng tự thoả thuận: Việc áp dụng pháp luật của nước nào trong thực hiện hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng trừ các trường hợp sau đây:
Hợp đồng về bất động sản: Áp dụng pháp luật của nước nơi có bất động sản trong việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng: Các bên lựa chọn áp dụng pháp luật có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam: Áp dụng pháp luật của Việt Nam.
Việc lựa chọn thay đổi pháp luật áp dụng với hợp đồng: Các bên hoàn toàn có thể tự thoả thuận về điều này nhưng việc thay đổi đó phải không được ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi có sự thay đổi về pháp luật áp dụng trừ trường hợp người này đồng ý.
- Các bên không có thoả thuận: Áp dụng pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó. Theo đó, việc xác định pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng được thực hiện như sau:
Hợp đồng mua bán hàng hoá: Pháp luật của nước mà nguwòi bán cư trú (người bán là cá nhân) hoặc thành lập (người bán là pháp nhân).
Hợp đồng dịch vụ: Pháp luật của nước mà người cung cấp dịch vụ cư trú nếu người này là cá nhân hoặc là pháp luật của nước mà pháp nhân này được thành lập.
Hợp đồng lao động: Pháp luật của nước mà người lao động thường xuyên thực hiện công việc. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước hoặc khi không xác định được nơi người lao động này thường xuyên thực hiện công việc thì trường hợp này là pháp luật của nước mà người sử dụng lao động là cá nhân cư trú hoặc là pháp nhân thành lập.
Hợp đồng tiêu dùng: Pháp luật của nước mà người tiêu dùng cư trú.
Pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó hơn các nước trên: Áp dụng pháp luật của nước gắn bó hơn đó.
Ngoài ra, về hình thức của hợp đồng, khoản 7 Điều 683 Bộ luật Dân sự cũng quy định, hình thức hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng của hợp đồng đó.
Nếu hình thức này sau khi áp dụng không phù hợp nhưng lại phù hợp với pháp luật của nước giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì tại Việt Nam sẽ công nhận hình thức của hợp đồng này.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Thanh toán bù trừ công nợ là gì? Hình thức thanh toán bù trừ công nợ là hình thức thanh toán bù trừ nghĩa vụ với nhau giữa các bên để xác định xem bên nào là bên cuối cùng có nghĩa vụ. Theo đó, các bên trong giao dịch mua bán, cung cấp dịch vụ sẽ đồng thời là người bán và người mua (vừa có công nợ phải thu, vừa có công nợ phải trả). Trong trường hợp này, kế toán sẽ thực hiện các công việc sau: - Xác định các chứng từ công nợ phải thu và chứng từ công nợ phải trả;
Bên bán có được tự ý hủy hóa đơn có sai sót? Tùy từng trường hợp, nếu hóa đơn chưa gửi cho người mua thì bên bán được hủy và lập hóa đơn mới thay thế, còn hóa đơn đã gửi cho người mua sẽ không được hủy trừ 01 trường hợp ngoại lệ. Cụ thể: Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về xử lý hóa đơn có sai sót thì:
1. Nghỉ ốm 1 ngày có được hưởng lương không? Nếu không may bị ốm, người lao động có thể xin nghỉ làm để hưởng một trong 02 chế độ sau đây: Nghỉ phép năm do bị ốm hoặc nghỉ hưởng chế độ ốm đau. Người lao động chỉ được lựa chọn nghỉ theo một trong 02 chế độ kể trên bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nêu rõ, sẽ không giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động bị ốm đau, tai nạn (không phải là tai nạn lao động) trong thời gian đang nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương. Người lao động nghỉ ốm 01 ngày sẽ được hưởng lương nếu chọn phương án xin nghỉ phép năm để nghỉ ốm. Bởi theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động nghỉ hằng năm được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Sanketoan xin cám ơn tác giả đã có một bài viết chia sẻ rất chân thực và thực tế. Đây cũng sẽ là một động lực, một cái nhìn đầy tươi sáng về nghề kế toán để các bạn kế toán mới ra trường, mới vào nghề học hỏi và có niềm tin gắn bó với nghề kế toán hơn nữa.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !