Ngày đăng tin : 03/01/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Thứ nhất: Vấn đề khởi tạo hóa đơn
Khởi tạo là công việc bắt buộc phải thực hiện khi doanh nghiệp phát sinh nhu cầu giao dịch thương mại có sử dụng tới hóa đơn đỏ. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình tạo lập hóa đơn dù việc phát hành đó được triển khai theo hình thức nào.
Đối với hóa đơn đỏ theo hình thức tự in, quá trình khởi tạo có rất nhiều điểm khác biệt so với cách phát hành hóa đơn truyền thống. Với phương thức này, thay vì thực hiện các thao tác thủ công và hồ sơ giấy tờ rườm rà thì các doanh nghiệp chỉ cần thực hiện các thao tác trên hệ thống điện tử. Hiểu một cách đơn giản, chỉ cần có một chiếc máy tính có kết nối internet
2. Thứ hai: Vấn đề phát hành hóa đơn
Vấn đề phát hành cũng là điểm quan trọng mà các doanh nghiệp có nhu cầu triển khai hóa đơn đỏ tự in cần quan tâm. Khác với phương thức cũ là phải mất thời gian chờ đợi phản hồi của cơ quan thuế sau khi đăng ký khởi tạo, khi phát hành hóa đơn đỏ tự in, doanh nghiệp chỉ cần ký xác nhận thông báo phát hành hóa đơn bằng chữ ký số và gửi lên hệ thống tiếp nhận của cơ quan thuế. Sau khi đã kiểm tra xong tính chính xác của mẫu số và ký hiệu hóa đơn mà doanh nghiệp đăng ký, hệ thống tiếp nhận của cơ quan thuế sẽ trả về kết quả đăng ký phát hành cho doanh nghiệp ngay trong ngày và có thể là ngay lập tức. Với phương thức này, chỉ sau vài cú nhấp chuột, doanh nghiệp đã nhận được ngay kết quả trả về của cơ quan thuế mà không cần phải chờ đợi vài ngày như trước đây.
3. Thứ ba: Vấn đề sau phát hành hóa đơn
Đa dạng hóa cách thức vận chuyển, không phải lập báo cáo tình hình sử dụng hay đơn giản hóa trong công tác bảo quản là những điều có thể dễ dàng nhận thấy khi các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đỏ tự in. Với hóa đơn đỏ tự in, sau khi xuất hóa đơn thì doanh nghiệp có thể gửi ngay hóa đơn cho khách hàng thông qua phương tiện điện tử như: email, internet, tin nhắn, … và chủ động trong việc quản lý tình hình gửi hóa đơn cho khách. Thêm vào đó, khi sử dụng hóa đơn đỏ tự in, hệ thống tiếp nhận của cơ quan thuế sẽ lưu trữ luôn thông tin hóa đơn của doanh nghiệp. Vậy nên, tất cả các thông tin như số lượng hóa đơn doanh nghiệp đã sử dụng, số lượng hóa đơn đã xóa, đã hủy đều được cơ quan thuế nắm rõ. Nhờ vậy, bộ phận kế toán sẽ không phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, từ đó giảm thiểu được rất nhiều công sức và thời gian cho công việc chuyên môn.
Phần mềm hóa đơn điện tử E – Invoice: xây dựng hệ thống hóa đơn điện tử xác thực, hóa đơn đỏ tự in nhanh chóng, an toàn, thuận tiện
Phần mềm E-INVOICE là giải pháp chuyên dụng cho việc tạo lập và xuất hóa đơn điện tử xác thực đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ của hóa đơn điện tử xác thực. Ngoài ra phần mềm E-INVOICE còn tích hợp quy trình khép kín từ gửi hóa đơn điện tử xác thực cho khách hàng đến các quy trình xác nhận với khách hàng nhận hóa đơn điện tử ngay trên phần mềm. Các tính năng mở rộng có thể tích hợp với các giải pháp quản lý có sẵn tại doanh nghiệp như phần mềm kế toán, phần mềm CRM, phần mềm quản lý khác…
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đề xuất mới về thời điểm hưởng lương hưu từ 01/7/2025 Theo dự thảo Thông tư quy định chi tiết thời điểm hưởng lương hưu, việc tính, việc xác định điều kiện hưởng đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí (sau đây gọi tắt là dự thảo Thông tư), thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện thực hiện theo quy định tại Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội và được quy định chi tiết như sau: (1) Thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên: Tính từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ tuổi nghỉ hưu. Ví dụ 1: Ông A sinh ngày 05/4/1964, tham gia BHXH tự nguyện và đóng BHXH 19 năm. Tính đến tháng 7/2025, ông A tròn 61 tuổi 3 tháng, đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trong trường hợp này, thời điểm hưởng lương hưu của ông A được tính từ ngày 01/8/2025.
1. Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp. Chứng từ điện tử là dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc dạng dữ liệu điện tử do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !