Ngày đăng tin : 13/11/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Hiểu rõ hóa đơn đỏ là gì?
1.1. Hóa đơn đỏ là gì?
Hóa đơn đỏ là một loại hóa đơn sử dụng trong các hoạt động kinh doanh. Hóa đơn đỏ là tên gọi khác của hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn VAT.
Theo khoản 1 Điều 8 Mục 1 Chương II của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) như sau:
1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
b) Hoạt động vận tải quốc tế;
c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Có thể hiểu một cách đơn giản hơn rằng hóa đơn đỏ (hóa đơn giá trị gia tăng) là một loại chứng từ có giá trị pháp lý do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tự in khi đã đăng ký mẫu với Cơ quan thuế.
Hóa đơn đỏ thể hiện giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán cung cấp cho người mua và là căn cứ để xác định số thuế cần phải nộp cho Nhà nước.
1.2. Vì sao cần phải xuất hóa đơn đỏ?
- Đối với doanh nghiệp: Thông qua hóa đơn đỏ, doanh nghiệp biết được chính xác thông tin chi tiết về các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ để quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn, theo dõi các khoản thu và chi và tạo báo cáo tài chính chính xác.
- Đối khách hàng: Hóa đơn đỏ cung cấp cho khách hàng thông tin về số tiền họ đã giao dịch khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Khách hàng có thể kiểm tra tính hợp lệ của các giao dịch và khiếu nại nếu có vấn đề.
- Đối với Nhà nước: Nhà nước sử dụng hóa đơn đỏ để kiểm tra việc nộp thuế của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc thu thuế và ngăn chặn gian lận thuế.
2. 4 quy định quan trọng về xuất hóa đơn đỏ
Phần đầu của bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hóa đơn đỏ là gì, vậy có những quy định nào liên quan đến xuất hóa đơn đỏ?
2.1. Trường hợp nào bắt buộc xuất hóa đơn đỏ?
Theo khoản 1 Điều 4 Chương I của Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về việc lập, quản lý và sử dụng hóa đơn như sau:
Người bán phải có nghĩa vụ lập hóa đơn giao cho người mua khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp:
Sản phẩm, dịch vụ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu.
Hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ, ngoại trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục hoạt động sản xuất.
Xuất hàng hoá với hình thức cho vay, mượn hoặc hoàn trả.
Khi xuất hóa đơn người bán cần phải ghi đầy đủ nội dung đã được quy định tại Điều 10 Mục 1 Chương II của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nếu sử dụng hóa đơn điện tử phải tuân thủ theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế quy định tại Điều 12 Mục 2 Chương II của Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
2.2. Trường hợp nào không cần phải xuất hóa đơn đỏ?
Theo quy định, có một số trường hợp doanh nghiệp không cần phải xuất hóa đơn đỏ như:
Các khoản thu bồi thường bằng tiền; tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì không cần tính và nộp thuế GTGT theo quy định (căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Chương I của Thông tư 219/2013/TT-BTC).
Đơn vị kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh chịu thuế giá trị gia tăng không phải lập hóa đơn đỏ khi đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao (căn cứ tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư 119/2014/TT-BTC).
Xuất máy móc, vật tư hay hàng hóa dưới dạng cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả khi có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp thì không phải lập hóa đơn đỏ, tính và nộp thuế giá trị gia tăng.
Hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh trong một đơn vị thì không phải tính xuất hóa đơn đỏ (căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)...
2.3. Thời điểm lập hóa đơn được quy định như thế nào?
Theo Điều 9 Mục 1 Chương II của Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau:
Đối với việc bán hàng hóa thì thời điểm chuyển giao quyền sử dụng hay quyền sở hữu hàng hóa cho người mua chính là thời điểm lập hóa đơn, trong đó không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.
Đối với cung cấp dịch vụ, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Người cung cấp thu tiền trước hoặc trong lúc cung cấp dịch vụ thì thời điểm thu tiền là thời điểm lập hóa đơn (trừ trường hợp người cung cấp dịch vụ thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng).
Mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn, dịch vụ thì đều phải lập hóa đơn tương ứng.
2.4. Mức xử phạt hành chính khi không xuất hóa đơn đỏ theo quy định
Căn cứ theo Điều 17 Mục 1 Chương II của Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt hành vi trốn thuế và Điều 24 Chương III của Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ , mức xử phạt khi không xuất hóa đơn đỏ theo quy định như sau:
Đối với hành vi không xuất hóa đơn nhằm trốn thuế:
Mức phạt từ 01 lần số thuế trốn đến 03 lần số tiền thuế trốn kèm theo các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước; Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có)...
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn thuế theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Đối với hành vi không lập hóa đơn:
- Phạt từ 500.000 - 01 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động…
- Phạt từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định; buộc lập hóa đơn theo đúng quy định.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Từ ngày 01/6/2025, dừng thu đoàn phí và kinh phí công đoàn của doanh nghiệp? Theo Công văn 4133/TLĐ-ToC (ban hành ngày 23/5/2025), một trong số các nhiệm vụ quan trọng mà các công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn sẽ thực hiện là việc sắp xếp, giải thể và dừng thu đoàn phí. Cụ thể (1) Sắp xếp, giải thể tổ chức: Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp hưởng 100% lương từ ngân sách nhà nước và lực lượng vũ trang sẽ phải tiến hành giải thể, hạ cấp tổ chức. Đồng thời, các ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn của các đơn vị này sẽ chấm dứt hoạt động theo tinh thần của Nghị quyết 60-NQ/TW. Thời gian hoàn thành việc giải thể tổ chức công đoàn và chấm dứt hoạt động của các cơ quan công đoàn này là trước ngày 15/6/2025.
5 trường hợp nhận tiền vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế Không phải mọi khoản tiền chuyển vào tài khoản đều bị đánh thuế, nhưng để tránh các rủi ro pháp lý và truy thu thuế ngoài ý muốn, người dân cần lưu ý có 05 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân sau đây: - Tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập tương tự chưa được quyết toán thuế Đây là loại thu nhập chịu thuế phổ biến nhất. Khi bạn nhận lương, thưởng, phụ cấp và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công từ người sử dụng lao động (công ty, tổ chức), khoản tiền này sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi chi trả cho người lao động. Tuy nhiên, nếu bạn có thu nhập từ hai nơi trở lên, bạn phải tự quyết toán thuế với cơ quan thuế vào cuối năm. Mọi khoản tiền lương nhận qua tài khoản đều được ghi nhận và là cơ sở để cơ quan thuế đối chiếu.
Điều 4 Thông tư 12/2025/TT-BNV hướng dẫn việc tính, việc xác định thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội thực hiện như sau: - Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm 2025 theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội không bao gồm thời gian đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày trước ngày 01/7/2025. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định: 1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
1. Thay đổi về chế độ ốm đau - Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sửa đổi quy định về chế độ ốm đau dài ngày, theo đó người lao động được hưởng chế độ ốm đau dài ngày từ 30 đến 70 ngày tùy theo điều kiện làm việc với mức hưởng bằng 75%, sau đó vẫn tiếp tục điều trị được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn (65%, 55%, 50%). - Bổ sung quy định trong tháng đầu làm việc hoặc trở lại làm việc mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên thì vẫn phải đóng BHXH của tháng đó. Luật mới đã bỏ quy định về việc cho người mắc bệnh dài ngày nghỉ đến 180 ngày. Thay vào đó, Điều 43 quy định, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động đều được xác định thời gian đóng bảo hiểm và điều kiện làm việc, không phân biệt người đó mắc bệnh gì.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !