Ngày đăng tin : 11/02/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Đối với hóa đơn giấy
Căn cứ Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn đầu ra ghi sai thuế suất sẽ được xử lý như sau:
Trường hợp 1: Hóa đơn đầu ra sai thuế suất VAT nhưng chưa xé khỏi cuống.
Trường hợp này, người bán chỉ cần gạch chéo các liên và lưu giữ lại số hóa đơn lập sai. Kế tiếp, người bán lập hóa đơn mới để thay thế hóa đơn lập sai.
Trường hợp 2: Hóa đơn đầu ra sai thuế suất VAT và đã xé khỏi cuống.
* Nếu hóa đơn sai thuế suất đã xé nhưng chưa giao cho khách hàng:
Theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 39, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai rồi xuất hóa đơn mới để thay thế hóa đơn viết sai.
* Nếu hóa đơn sai thuế suất đã xé cuống, đã giao cho khách hàng và chưa kê khai thuế:
Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn được xử lý như sau:
- Bước 1: Người bán và người mua lập biên bản thu hồi hóa đơn viết sai, trong đó phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn.
- Bước 2: Gạch chéo các liên và lưu giữ lại hóa đơn lập sai.
- Bước 3: Lập hóa đơn mới thay thế hóa đơn sai sót.
* Nếu hóa đơn sai thuế suất đã xé cuống, đã giao cho khách hàng và đã kê khai thuế:
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn sai được xử lý như sau:
- Bước 1: Người bán và người mua phải lập biên bản/thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
- Bước 2: Người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
+ Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) thuế suất thuế VAT…, tiền thuế VAT cho hóa đơn số…, ký hiệu…
+ Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, đầu vào.
+ Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
2. Đối với hóa đơn điện tử
Căn cứ Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử có sai sót về thuế suất VAT sẽ được xử lý như sau:
* Nếu hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua:
Người bán thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn điện tử theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn cũ rồi gửi cho người mua.
* Nếu hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua:
Có thể lựa chọn một trong hai cách xử lý sau đây:
1 - Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Bước 1: Lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót nếu các bên có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót.
Bước 2: Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
2 - Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử sai sót sau đó gửi cho người mua (với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn mới rồi gửi cho người mua (với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Lưu ý: Trường hợp có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn có sai sót thì các bên lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót trước khi người bán lập hóa đơn điện tử thay thế.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Tên, địa chỉ, mã số thuế, số định danh cá nhân của người mua - Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Hộ kinh doanh không sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền bị phạt thế nào? Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/6/2025 (sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP), hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế trong các trường hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế);
1. Quy định thời gian làm thêm giờ trong năm Theo điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 “Điều 107. Làm thêm giờ 1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động. 2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
1. Quy định về sử dụng lao động là người cao tuổi Căn cứ Điều 148, 149 Bộ Luật lao động 2019 quy định về sử dụng NLĐ cao tuổi như sau: “Điều 148. Người lao động cao tuổi 1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này. 2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.”
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !