Ngày đăng tin : 12/09/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Hộ kinh doanh có thể đăng ký tại 2 địa điểm khác nhau không?
Một hộ kinh doanh hoàn toàn có thể đăng ký kinh doanh tại 02 hay nhiều địa điểm khác nhau nhưng phải chọn 01 địa điểm trong số đó để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh (theo khoản 2 Điều 86 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP).
Đồng thời, đối với các địa điểm kinh doanh còn lại, hộ kinh doanh phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 5d Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT được bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT, trường hợp hộ kinh doanh có hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh khác ngoài trụ sở thì phải thông báo địa điểm kinh doanh đến Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Phòng Tài chính - Kế hoạch tiếp nhận thông báo địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh và trả Thông báo về mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Điểm h khoản 3 Điều 5 Thông tư số 105/2020/TT-BTC quy định:
h) Người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và cá nhân khác theo quy định tại Điểm i, k, l, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này được cấp mã số thuế 10 chữ số cho người đại diện hộ gia đình, người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân và cấp mã số thuế 13 chữ số cho các địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Theo đó, trường hợp hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở thì các địa điểm kinh doanh đó sẽ được cấp mã số thuế 13 chữ số.
Như vậy, hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh ở nhiều địa điểm khác nhau và phải đăng ký 01 địa điểm là trụ sở của hộ kinh doanh đồng thời thông báo tới Phòng Tài chính - Kế hoạch nơi đặt trụ sở về các địa điểm kinh doanh khác.
2. Một hộ kinh doanh có thể có bao nhiêu địa điểm kinh doanh?
Như đã phân tích ở trên, một hộ kinh doanh có thể có nhiều địa điểm kinh doanh, không giới hạn số lượng tối đa.
Trước đây theo khoản 1 Điều 66, Điều 72 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, trừ trường hợp kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động.
Tuy nhiên, từ ngày 04/01/2021, khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã loại bỏ quy định trên và hộ kinh doanh được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm.
Cụ thể, khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021 quy định:
2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Như vậy, hộ kinh doanh được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm và không giới hạn số lượng địa điểm kinh doanh, nhưng phải chọn 01 địa điểm làm trụ sở hộ kinh doanh.
3. Thủ tục thông báo địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
Thông báo lập địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh được xác định là việc thay đổi nội dung đang ký hoạt động hộ kinh doanh.
Hồ sơ thông báo địa điểm kinh doanh hộ kinh doanh gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động hộ kinh doanh (Phụ lục III-2 thông tư 02/2023/TT-BKHĐT)
- Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh (nếu không phải chủ hộ trực tiếp đi làm).
Trong vòng 03 ngày làm việc, phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh sẽ trả kết quả về mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh đó.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại tại Quyết định 1610/QĐ-TTg về Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản hướng dẫn các Luật, Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp 8. Theo đó, đối với các văn bản hướng dẫn Luật sửa đổi 09 Luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 dự kiến ban hành tại Quyết định 1610/QĐ-TTg như: - Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán 2019
Được nêu tại Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động, ban hành ngày 11/02/2025. Về loại điều kiện lao động được quy định tại Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH, gồm 6 loại: - Loại I - Loại II - Loại III - Loại IV - Loại V - Loại VI - Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III là nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm;
Quyết định 108/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế ban hành Quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động được ban hành ngày 24/01/2025. Theo đó, quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động quy định trình tự, thủ tục các bước để cơ quan Thuế thực hiện giải quyết hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế có đề nghị hoàn trên tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Quy trình này được áp dụng đối với cơ quan thuế các cấp trên toàn quốc. Về tạo và tiếp nhận Tờ khai quyết toán thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) gợi ý có đề nghị hoàn của NNT Điều 4 Quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-TCT cụ thể, như sau:
1. Chính sách ưu đãi Điều 25 Nghị định 32/2025/NĐ-CP quy định chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp. Chính sách ưu đãi đầu tư đối với cụm công nghiệp thuộc một trong hai trường hợp sau: - Thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn - Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư. Việc áp dụng các ưu đãi đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế, tín dụng. Trường hợp pháp luật quy định các mức ưu đãi khác nhau thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !