Ngày đăng tin : 26/11/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Pháp luật không giải thích khái niệm quỹ bảo hiểm thất nghiệp là gì nhưng dựa trên các quy định liên quan đến quỹ bảo hiểm thất nghiệp tại Luật Việc làm năm 2013, có thể hiểu đơn giản rằng:
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quỹ tài chính độc lập ngoài ngân sách nhà nước do tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện thu, chi, quản lý và sử dụng để nhằm thực hiện các mục đích của chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Trong đó, mục đích chủ yếu của bảo hiểm thất nghiệp là nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm.
2. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ nguồn nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 57 Luật Việc làm năm 2013 và hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ các nguồn sau đây:
(1) Các khoản đóng của người lao động và người sử dụng lao động cùng với khoản hỗ trợ của Nhà nước.
(2) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Tiền thuộc quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ được đem đi đầu tư theo nhiều hình thức với thứ tự ưu tiên lần lượt như sau:
- Mua trái phiếu Chính phủ.
- Cho ngân sách nhà nước vay.
- Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
- Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Lưu ý: Số tiền đầu tư vào việc cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay và đầu tư vào dự án của Chính phủ không được vượt quá 20% số dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.
(3) Nguồn thu hợp pháp khác.
Bao gồm:
- Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
- Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được chi cho mục đích gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật Việc làm năm 2013, quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng cho các mục đích chi sau đây:
(1) Chi trả trợ cấp thất nghiệp
Đây là khoản tiền chi trả cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa tìm được việc làm.
(2) Chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Khoản tiền này được thanh toán cho người sử dụng lao động nhằm hỗ trợ một phần kinh phí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của người lao động tại doanh nghiệp.
(3) Hỗ trợ học nghề.
Khoản tiền này được chi cho người lao động thất nghiệp tham gia khóa đào tạo nghề.
(4) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động
Người lao động thất nghiệp sẽ được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm. Những chi phí liên quan đến hoạt động này được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
(5) Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí bởi được quỹ bảo hiểm thất nghiệp đóng tiền bảo hiểm y tế.
(6) Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp.
(7) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Điều kiện để giáo viên nghỉ hưu trước tuổi Tuổi nghỉ hưu của giáo viên làm việc trong điều kiện lao động bình thường theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 như sau: Để được nghỉ hưu trước tuổi, giáo viên phải thuộc một trong các trường hợp sau: 1 - Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định nhưng không quá 05 tuổi nếu thuộc trường hợp bị suy giảm khả năng lao động hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động. 2 - Thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP:
Đây là nội dung được Tổng cục Thuế hướng dẫn tại Công văn 5435/TCT-CS ngày 04/12/2023 về thuế giá trị gia tăng (GTGT). Theo đó, trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán hàng hóa, dịch vụ cho người mua thì đối chiếu hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với các nhóm hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Phụ lục I, II, III ban hành theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP, cụ thể: - Trường hợp thực hiện hoạt động xây dựng, lắp đặt có thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền được xác định từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 thì thuộc trường hợp được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44.
1. Báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì? Báo cáo tài chính doanh nghiệp được hiểu là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán (theo khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13). Báo cáo tài chính doanh nghiệp được dùng để tổng hợp và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp phục vụ yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước... Theo khoản 1 Điều 29 Luật Kế toán 2015, báo cáo tài chính bao gồm
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng được yêu cầu phổ biến nhất trong các tin tuyển dụng. Cải thiện và thể hiện kỹ năng giao tiếp có thể giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp và nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường việc làm ngày nay.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !