Ngày đăng tin : 05/12/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Trong bài viết này, Sàn Kế Toán giới thiệu tới bạn phần mềm kế toán Bravo. Phân tích các ưu nhược điểm của phần mềm này, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định trong việc lựa chọn sử dụng phần mềm kế toán.
Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO là công ty chuyên sâu phát triển và triển khai ứng dụng các hệ thống phần mềm về công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, quản trị cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh – xã hội.
Sản phẩm chính của BRAVO là “Phần mềm Quản trị tài chính kế toán”, “Phần mềm Quản lý doanh nghiệp (ERP)” và các dịch vụ.
Nói về sản phẩm của công ty, Phần mềm kế toán Bravo là phần mềm kế toán quản trị, được thiết kế hệ thống mở với cấu trúc thiết kế 3 lớp dễ dàng được chỉnh sửa, nâng cấp, mở rộng theo nhu cầu của khách hàng.
BRAVO là một trong những nhà cung cấp phần mềm quản trị tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp (ERP) có quy mô và uy tín của Việt Nam. Thế mạnh của BRAVO là hiểu biết chế độ kế toán Việt Nam cũng như kế toán quốc tế, đặc thù quản lý trong quá trình điều hành doanh nghiệp và có kinh nghiệm triển khai phần mềm lâu năm.
Các lĩnh vực mà BRAVO có thế mạnh đặc biệt:
Ngoài ra, BRAVO còn được các tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đánh giá là một trong những doanh nghiệp phần mềm có chất lượng cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
Thiết kế linh hoạt: Cấu trúc thiết kế 3 lớp nên Phần mềm BRAVO có thể dễ dàng được chỉnh sửa, nâng cấp, mở rộng theo nhu cầu của khách hàng.
Giao diện dễ sử dụng: Giao diện được thiết kế tùy biến theo “layout” và có thể thay đổi linh hoạt để phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân, phòng ban.
Quản lý các danh mục từ điển: Sử dụng sơ đồ cây để quản lý, phân tích và kết nối dữ liệu.
Quản lý đa tiền tệ: Cập nhật phát sinh kế toán đa tiền tệ với nhiều phương pháp tính chênh lệch tỷ giá ghi sổ. Có khả năng quy đổi tất cả các báo cáo sang bất kỳ đồng tiền nào khi người dùng nhập vào tỷ giá quy đổi.
Truy vấn dữ liệu liên quan: Cho phép đứng tại một đối tượng có thể theo dõi toàn bộ các phát sinh liên quan đến đối tượng đó. Ví dụ từ khách hàng xem được các đơn hàng/hợp đồng phát sinh, hóa đơn, công nợ…
Cập nhật chứng từ, quản lý theo trạng thái.
Bảo mật hệ thống: Quản lý truy cập chương trình theo tên và mật khẩu người dùng. Cho phép phân quyền theo nhóm người dùng, theo chức năng xử lý và chi tiết đến từng trường thông tin của chứng từ.
Phần mềm quản trị: Quản trị, luân chuyển, kết nối dữ liệu giữa các cá nhân, phòng ban theo quy trình nghiệp vụ. Có thể cập nhật dữ liệu từ xa thông qua hệ thống mạng Internet.
Báo cáo phần mềm: Xuất các báo cáo theo nhu cầu doanh nghiệp và đúng chuẩn mực tài chính Việt Nam.
Hợp nhất dữ liệu: Áp dụng đối với những công ty tổng, tập đoàn trong việc đồng nhất dữ liệu từ các chi nhánh, đơn vị thành viên để lên báo cáo.
Ứng dụng trên website: Cho phép người sử dụng phần mềm BRAVO xem báo cáo quản trị qua điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay.
Khả năng liên kết với các thiết bị phần mềm khác: Dự án của phần mềm BRAVO đã kết nối thành công với nhiều hệ thống phần mềm khác, hệ thống các thiết bị ngoại vi, phần mềm chuyên ngành,...
Thời gian triển khai dài, vì quá trình triển khai cần thực hiện khi đã đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng theo hợp đồng, đồng thời hỗ trợ khách hàng nhập liệu, lên được báo cáo của kỳ mới chính thức nghiệm thu phần mềm.
Để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất trong quá trình sử dụng phần mềm. Doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh liên hệ sau:
Website: https://www.bravo.com.vn/
Facebook: Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO
Liên hệ hỗ trợ qua các chi nhánh:
Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà 311-313 Trường Chinh, Thanh Xuân
Email: hanoi@bravo.com.vn
SĐT: 0243 776 2472
Zalo: CSKH BRAVO HN
Đà Nẵng:
Địa chỉ: Tầng 3, 466 Nguyễn Hữu Thọ, Cẩm Lệ
Email: danang@bravo.com.vn
SĐT: 0236 3633 733
Zalo: CSKH BRAVO ĐN
TP. Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Lầu 2, 116-118 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3
Email: hcm@bravo.com.vn
SĐT: 0283 930 3352
Zalo: CSKH BRAVO HCM
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Hợp đồng học nghề, tập nghề phát sinh tiền lương, tiền công không phải đóng BHXH nếu doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật Lao động về học nghề, tập nghề. Cụ thể, Điều 61 Bộ luật Lao động quy định về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau: - Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. - Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
1. Trường hợp nào được xem là chậm đóng BHXH? Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp: - Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký kể từ sau ngày đóng bảo hiểm xã hội chậm nhất hoặc kể từ sau ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. - Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia BHXH bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định. - Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; - Không thuộc trường hợp bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
1. Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là gì? Luật Doanh nghiệp năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2025 đã bổ sung, quy định cụ thể về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp tại khoản 35 Điều 4 như sau: 35. “Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp) là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế vốn điều lệ hoặc có quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó, trừ trường hợp người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.” Theo quy định trên, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp được hiểu là một trong những trường hợp sau:
1. Điều kiện được thanh toán trực tiếp khi tự mua thuốc Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: - Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. - Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP). Để được thanh toán, người bệnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 59 Nghị định 188/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Tại thời điểm kê đơn, chỉ định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có sẵn thuốc/thiết bị y tế, và không thể thay thế.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !