Ngày đăng tin : 15/11/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Điều kiện được cấp giấy phép lao động là gì?
Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản liên quan không quy định cụ thể về điều kiện cấp giấy phép lao động nhưng theo khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động khi có đủ các điều kiện sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
- Có văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của cơ quan cso thẩm quyền, trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
2. Người nước ngoài nào được cấp giấy phép lao động?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, những người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây sẽ thuộc diện được cấp giấy phép lao động:
- Thực hiện hợp đồng lao động.
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
- Chào bán dịch vụ.
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động.
- Tình nguyện viên.
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động gồm giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021, hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm có những giấy tờ sau:
1 - Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo mẫu.
2 - Giấy khám sức khỏe có giá trị trong 12 tháng.
3 - Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận không đang chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4 - Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc.
5 - 02 ảnh màu 4x6 cm, phông nền trắng, ảnh chụp không quá 06 tháng.
6 - Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, trừ trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng lao động.
7 - Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị.
8 - Các giấy tờ khác liên quan đến người lao động nước ngoài.
4. Thủ tục cấp giấy phép lao động thực hiện như thế nào?
Trước khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài có trách nhiệm xin văn bản chấp thuận về việc sử dụng lao động nước ngoài tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sau khi có văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, người lao động nước ngoài hoặc người sử dụng lao động thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động như sau:
Bước 1: Chuẩn đầy đủ bị hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
- Nơi nộp hồ sơ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
- Thời hạn: Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
- Người nộp: Tùy trường hợp mà người thực hiện nộp hồ sơ có thể là người lao động nước ngoài hoặc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài:
+ Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ nếu nhận người nước ngoài vào làm việc theo hình thức sau:
Hợp đồng lao động.
Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Tình nguyện viên.
Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
+ Người lao động nước ngoài tự nộp hồ sơ nếu:
Vào Việt Nam để chào bán dịch vụ.
Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
Bước 3: Đến nhận giấy phép lao động.
Thời gian giải quyết: Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
Trường hợp không cấp giấy phép lao động: Có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Căn cứ: Điều 8, Điều 9 và Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
5. Lệ phí cấp giấy phép lao động là bao nhiêu?
Theo hướng dẫn tại Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021, nếu người nước ngoài thuộc trường hợp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động thì không mất phí.
Trong khi đó, trường hợp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động, người làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài sẽ phải trả mức lệ phí nhất định.
Căn cứ Điều 3 Thông tư số 85/2019/TT-BTC, lệ phí cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Vì vậy, tùy từng địa phương mà mức lệ phí cấp giấy phép lao động sẽ là khác nhau.
Mức lệ phí thường dao động từ khoảng 400.000 đồng - 01 triệu đồng.
6. Thời hạn của giấy phép lao động là bao lâu?
Theo Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, thời hạn của giấy phép lao động cấp mới được xác định theo một trong các trường hợp sau:
- Bằng thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký.
- Bằng thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
- Bằng thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Bằng thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Bằng thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán.
- Bằng thời hạn trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Bằng thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại.
- Bằng thời hạn trong văn bản chứng minh được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại.
- Bằng thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài, trừ trường hợp không phải báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Thời hạn tối đa của giấy phép lao động: 02 năm.
7. Trường hợp nào được cấp lại giấy phép lao động?
Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã ghi nhận cụ thể các trường hợp cấp lại giấy phép lao động gồm:
1. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
2. Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
3. Thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
Theo đó, để xin cấp lại giấy phép lao động, người lao động nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1 - Thuộc một trong các trường hợp: bị mất; hỏng; thay đổi thông tin về họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc.
2 - Giấy phép lao động xin cấp lại phải còn thời hạn.
8. Giấy phép lao động hết hạn có được gia hạn?
Điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã liệt kê các điều kiện gia hạn giấy phép lao động như sau:
Điều 16. Điều kiện được gia hạn giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
2. Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định này.
3. Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.
Với quy định trên, trường hợp giấy phép lao động hết hạn nhưng không quá 45 ngày thì vẫn được phép xin gia hạn nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và có giấy tờ chứng minh người này tiếp tục làm việc cho người sử dụng theo nội dung giấy phép lao động đã cấp.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
5 trường hợp được hưởng 100% BHYT từ ngày 01/7/2025 Khoản 17 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 sửa đổi Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: (1) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o, r và s khoản 3 Điều 12 của Luật này, gồm: - Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 5921/TCT-CS về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó, trả lời công văn số 2960/CTĐLA-HKDCN ngày 09/10/2024 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, tại Công văn 5921/TCT-CS Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại tiết d, tiết đ khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/8/2024) quy định: “1. Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp sau đây: … d) Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; đ) Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;”
1. Sàn thương mại điện tử nộp thuế cho người bán từ 01/01/2025 Điểm b khoản 5 Điều Luật số 56/2024/QH15 có hiệu lực từ 01/01/2025 đã bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019. Theo đó, tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác theo quy định của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Trường hợp hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số không thuộc đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay thì có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi trách nhiệm và cách thức các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, quản lý nền tảng số và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của các hộ, cá nhân...
Trường hợp trừ lương nhân viên đi làm muộn theo đúng thời gian làm việc thực tế Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang áp dụng cách thức trừ lương nhân viên đi làm muộn hoặc về sớm theo số giờ làm việc thực tế. Ví dụ như, nhân viên đi làm muộn 60 phút sẽ không được tính lương 60 phút của ngày làm việc đó. Theo Luật sư Nguyễn Văn Thành (Giám đốc điều hành Công ty Luật Yplawfirm), đi muộn/về sớm bản chất là hành vi không hoàn thành số giờ công theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Theo đó, việc không hoàn thành số giờ công có thể nhiều hoặc ít. Nếu nhiều thì có thể gọi tên là nghỉ nửa ngày, nghỉ cả ngày. Nếu ít thì gọi là đi muộn. Vì vậy, trong trường hợp này, việc doanh nghiệp ghi nhận số giờ công theo thực tế số giờ làm việc của người là hợp pháp.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !