Ngày đăng tin : 26/04/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì? Gồm những nội dung gì?
Giấy chứng nhận đăng ký thuế là một giấy chứng nhận do Cơ quan Thuế cấp cho những người nộp thuế đã hoàn thành hồ sơ, thủ tục đăng ký thuế. Giấy chứng nhận đăng ký thuế được xem là giấy chứng nhận mã số thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
Theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, nội dung của giấy chứng nhận đăng ký thuế bao gồm những thông tin sau:
Tên của người nộp thuế;
Mã số thuế;
Số, ngày, tháng, năm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép thành lập và hoạt động/ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của tổ chức, cá nhân kinh doanh; số, ngày, tháng, năm của quyết định thành lập của tổ chức không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh; thông tin chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cá nhân không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh;
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Có bắt buộc đăng ký giấy chứng nhận đăng ký thuế không?
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể bắt buộc các đối tượng nộp thuế phải phải đăng ký giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc đối tượng được cấp mã số thuế sử dụng mã số thuế như sau:
Người nộp thuế phải ghi mã số thuế vào các hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, hợp đồng… khi thực hiện các giao dịch liên quan đến kinh doanh, mở tài khoản ngân hàng, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, đăng ký hải quan…;
Người nộp thuế phải ghi mã số thuế trên các hồ sơ khi thực hiện các thủ tục hành chính hoặc cung cấp mã số thuế cho cơ quan, tổ chức có liên quan;
Cơ quan thuế, Kho bạc, ngân hàng thông qua mã số thuế của người nộp thuế để quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước.
Đồng thời, Điều 33 Luật Quản lý thuế cũng quy định thời hạn đăng ký thuế người nộp thuế phải đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, đăng ký kinh doanh là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.
Nếu đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là trong vòng 10 ngày kể từ ngày:
Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy phép đầu tư/ giấy phép hộ kinh doanh/ giấy phép thành lập và hoạt động;
Bắt đầu thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tổ chức không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh;
Tổ chức, doanh nghiệp phát sinh trách nhiệm phải khấu trừ thuế và nộp thuế thay,tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng;
Phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc yêu cầu hoàn thuế.
Theo quy định hiện hành thì người nộp thuế không cần đăng ký giấy chứng nhận đăng ký thuế để có thể được cấp mã số thuế và pháp luật cũng không bắt buộc phải đăng ký thuế.
Tuy nhiên, giấy chứng nhận đăng ký thuế có chứa các thông tin về mã số thuế để các người nộp thuế thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế nên việc đăng ký giấy chứng nhận đăng ký thuế là cần thiết.
3. Khi nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế?
Điều 8 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về việc giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế như sau:
3.1. Giấy chứng nhận đăng ký thuế của tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân
Giấy chứng nhận đăng ký thuế của tổ chức, cá nhân hộ kinh doanh là mẫu 10-MST cấp cho tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh không thuộc trường hợp sau:
Cá nhân nộp hồ sơ thuế trực tiếp với cơ quan thuế;
Người phụ thuộc;
Đối tượng được cấp thông báo mã số thuế.
3.2. Giấy chứng nhận đăng ký thuế của cá nhân
Giấy chứng nhận đăng ký thuế của cá nhân là mẫu số 12-MST cấp cho cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
Thông báo mã số thuế cá nhân là mẫu số 14-MST được Cơ quan Thuế thông báo cho đơn vị trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế.
Đơn vị trả thu nhập có nghĩa vụ thông báo mã số thuế hoặc lý do chưa được cấp mã số thuế cho cá nhân để điều chỉnh, bổ sung thông tin.
Đơn vị trả thu nhập nộp lại hồ sơ đăng ký thuế cho Cơ quan Thuế để được cấp mã số thuế cho cá nhân.
Cá nhân ủy quyền đăng ký thuế cho đơn vị trả thu nhập hoặc cá nhân đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế có Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế dành cho cá nhân mẫu số 32/ĐK-TCT gửi đến Cơ quan Thuế đã cấp mã số thuế thì cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế, Cơ quan Thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong 03 ngày kể từ ngày Cơ quan Thuế nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/6/2025): Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán, chuyển nhượng tài sản công và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn thương mại điện tử, hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử do người bán tự xác định nhưng chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan theo quy định pháp luật về hải quan.
1. Hợp đồng là gì? Có mấy loại hợp đồng Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng dân sự có các loại chủ yếu sau: Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Những việc doanh nghiệp cần làm khi thay đổi địa giới hành chính Cập nhật địa chỉ doanh nghiệp trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Nếu có sự thay đổi về địa giới hành chính thì thông tin về trụ sở sở chính của doanh nghiệp cũng sẽ có sự thay đổi. Mặc dù thực tế doanh nghiệp không di chuyển trụ sở nhưng tên trụ sở về mặt hành chính thì tên địa chỉ đã không còn phù hợp. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp là một trong những thông tin thể hiện Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020. Trong đó, khoản 1 Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ngày 23/4/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn 1759/BNV-CTL&BHXH về việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động cho thuê lại lao động. Theo Công văn 1759/BNV-CTL&BHXH, căn cứ quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Bộ Nội vụ yêu cầu các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý hoạt động cho thuê lại lao động, cụ thể như sau: - Về cấp phép và quản lý hoạt động cho thuê lại lao động: Các cơ quan chức năng thực hiện việc cấp phép cho các doanh nghiệp cho thuê lại lao động, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !