Ngày đăng tin : 05/04/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Lợi ích khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người lao động có thu nhập dư giả mà không thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng các quyền lợi sau đây:
(1) Được hỗ trợ mức đóng.
Người lao động đăng ký tham gia BHXH tự nguyện ngoài việc được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp thu nhập của bản thân, người này còn được nhà nước hỗ trợ thêm 1 phần kinh phí tham gia.
STT | Đối tượng | % Hỗ trợ | Số tiền hỗ trợ (đồng/tháng) |
1 | Hộ nghèo | 30% mức đóng thấp nhất | 1.500.000 x 22% x 30% = 99.000 |
2 | Hộ cận nghèo | 25% mức đóng thấp nhất | 1.500.000 x 22% x 25% = 82.500 |
3 | Khác | 10% mức đóng thấp nhất | 1.500.000 x 22% x 10% = 33.000 |
(2) Chế độ hưu trí.
- Lương hưu hằng tháng.
Theo Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được lãnh lương hưu hằng tháng.
Tiền lương hưu được tính dựa trên thời gian đóng và mức thu nhập mà người lao động đang đóng hằng tháng. Mức lương hưu sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng.
- Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu.
Nếu có thời gian đóng BHXH hội tự nguyện vượt quá tỷ lệ hưởng tối đa, người lao động sẽ được trả thêm trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu.
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
Cùng với việc hưởng lương hưu khi già, người lao động còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được sử dụng đến hết đời (theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP). Mức hưởng ghi nhận trên thẻ này là 95% (cao hơn so với nhiều đối tượng khác).
- Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần.
Nếu không có nhu cầu hưởng lương hưu hằng tháng, người lao động đóng bảo hiểm tự nguyện có thể lãnh tiền 1 lần.
(3) Chế độ tử tuất.
Chế độ này được chi trả cho thân nhân của người lao động khi người lao động qua đời. Bao gồm các quyền lợi sau:
- Trợ cấp mai táng = 10 lần lương cơ sở.
- Trợ cấp tuất 1 lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng.
Trợ cấp tuất hằng tháng | Trợ cấp tuất 1 lần | ||||||||||
- Không có người trực tiếp nuôi dưỡng: Trợ cấp tuất hằng tháng = 70% x Lương cơ sở - Trường hợp còn lại: Trợ cấp tuất hằng tháng = 50% x Lương cơ sở
| - Người đang đóng bảo hiểm hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chết:
- Người đang hưởng lương hưu chết:
|
2. Lợi ích khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng
Người dân có tiền dành dụm đem gửi tiết kiệm tại ngân hàng sẽ được hưởng khoản tiền lãi theo kỳ hạn của khoản tiền gửi. Người dân gửi tiết kiếm có thời hạn càng lâu thì sẽ được hưởng mức lãi càng cao.
Hiện nay, theo Quyết định 575/QĐ-NHNN năm 2023, mức lãi suất tối đa dành cho các khoản tiền gửi ngắn hạn được quy định như sau:
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 01 tháng: Tối đa 0,5%.
- Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng: Tối đa 5,5%/năm.
Với số tiền lớn và kỳ hạn gửi dài thì người dân sẽ được tính mức lãi cao hơn. Mỗi ngân hàng sẽ công bố mức lãi riêng, thường dao động từ 7% - 9%/năm, có ngân hàng huy động lãi suất lên đến 11%/năm với số tiền từ 01 tỷ đồng trở lên...
3. Nên đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm ở ngân hàng?
Giữa đóng bảo hiểm xã hội và gửi tiết kiệm, mỗi lựa chọn đều có những ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, nếu xét về tương lai lâu dài, hạn chế rủi ro tối đa thì người lao động nên chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Có thể đưa ra 02 lý do chính sau đây:
Thứ nhất, về khả năng rủi ro.
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động và được bảo hộ bởi nhà nước nên không thể bị phá sản, đảm bảo chi trả các chế độ hưu trí và tử tuất cho người lao động.
Trong khi đó, các ngân hàng hoạt động với mục đích sinh lời hoàn toàn có khả năng bị phá sản do làm thua lỗ. Lúc này người gửi tiết kiệm có khả năng bị mất trắng tiền.
Theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, nếu ngân hàng phá sản, người gửi dân sẽ được tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả lại tiền gửi nhưng tối đa không quá 125 triệu đồng.
Thứ 2, về lợi ích lâu dài.
Khi gửi tiết kiệm, người tham gia được hưởng một khoản tiền lãi theo kỳ hạn của tiền gửi. Tuy nhiên, nếu chỉ gửi tiết kiệm với số tiền lãi ít ỏi dưới 10%/năm sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi sự trượt giá. Sau 20 - 30 năm, giá trị thực sự của khoản tiền gốc sẽ còn lại rất ít.
Trong khi đó, nếu đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu khi về già, mức lương hưu sẽ được điều chỉnh định kỳ theo chỉ số tiêu dùng của từng thời kỳ.
Thực tế cho thấy, gần như năm nào nhà nước cũng điều chỉnh tăng lương hưu với tỷ lệ dao động khoảng 7% đến hơn 10%. Nếu có tuổi thọ cao, tổng số tiền lương hưu mà người lao động nhận được là con số rất lớn.
Ngoài ra, trong thời gian hưởng lương hưu, người lao động còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế với mức hưởng lên đến 95%. Khi mất, người thân được hỗ trợ chi phí mai táng và nhận trợ cấp tuất.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Hợp đồng học nghề, tập nghề phát sinh tiền lương, tiền công không phải đóng BHXH nếu doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật Lao động về học nghề, tập nghề. Cụ thể, Điều 61 Bộ luật Lao động quy định về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau: - Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. - Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
1. Trường hợp nào được xem là chậm đóng BHXH? Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp: - Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký kể từ sau ngày đóng bảo hiểm xã hội chậm nhất hoặc kể từ sau ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. - Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia BHXH bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định. - Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; - Không thuộc trường hợp bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
1. Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là gì? Luật Doanh nghiệp năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2025 đã bổ sung, quy định cụ thể về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp tại khoản 35 Điều 4 như sau: 35. “Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp) là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế vốn điều lệ hoặc có quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó, trừ trường hợp người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.” Theo quy định trên, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp được hiểu là một trong những trường hợp sau:
1. Điều kiện được thanh toán trực tiếp khi tự mua thuốc Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: - Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. - Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP). Để được thanh toán, người bệnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 59 Nghị định 188/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Tại thời điểm kê đơn, chỉ định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có sẵn thuốc/thiết bị y tế, và không thể thay thế.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !