Ngày đăng tin : 03/04/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Đóng bảo hiểm xã hội full lương là gì?
Đóng bảo hiểm xã hội full lương là trường hợp người sử dụng lao động đăng ký và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trên tổng mức lương trả hằng tháng cho người lao động.
Hằng tháng, doanh nghiệp và người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm với tổng mức đóng = 32% x Tổng mức lương trả cho người lao động.
Ví dụ, mức thu nhập hàng tháng trả cho người lao động theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp là 15 triệu đồng thì khi chọn đóng bảo hiểm xã hội full lương, người sử dụng lao động phải kê khai thông tin đóng bảo hiểm với mức lương 15 triệu đồng.
Hằng tháng, tổng mức đóng bảo hiểm xã hội của cả người lao động và người sử dụng lao động là 32% x 15 triệu đồng = 4,5 triệu đồng/tháng.
Việc đóng bảo hiểm xã hội full lương không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện. Thực tế để giảm bớt chi phí, nhiều doanh nghiệp mặc dù trả lương cao cho người lao động nhưng sẽ chia nhỏ lương thành lương cơ bản cùng các khoản trợ cấp, phụ cấp không tính đóng bảo hiểm xã hội và chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản.
Vì vậy, muốn được đóng bảo hiểm xã hội full lương, người lao động nên thỏa thuận rõ với người sử dụng lao động trước khi đi làm.
2. Đóng bảo hiểm xã hội full lương đem lại lợi ích gì?
Lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội full lương sẽ đảm bảo quyền lợi về chế độ bảo hiểm xã hội sau này.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hầu hết các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội và lương hưu đều đang tính dựa trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, nếu được đóng bảo hiểm xã hội full lương thì người lao động được tối ưu hóa quyền lợi về lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Sau đây là một số loại trợ cấp bảo hiểm xã hội đang được tính theo mức lương đóng bảo hiểm xã hội:
- Trợ cấp ốm đau = 75% x Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Trợ cấp thai sản khi sinh con = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ thai sản.
- Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần = (1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm x Thời gian đóng bảo hiểm trước 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm x Thời gian đóng bảo hiểm từ 2014).
Với các công thức trên, có thể thấy rõ, nếu đóng bảo hiểm xã hội full lương, người lao động sẽ được chi trả tiền thai sản, tiền ốm đau, tiền BHXH 1 lần, lương hưu,… cao hơn những trường hợp chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo lương cơ bản.
3. Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm xã hội full lương không?
Theo quy định hiện hành, hằng tháng việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động được thực hiện thông qua doanh nghiệp. Hằng tháng, doanh nghiệp đóng 21,5% và trích đóng bảo hiểm xã hội từ tiền lương của người lao động với tỷ lệ 10,5% rồi chuyển toàn bộ số tiền đóng bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.
Để biết chính xác công ty có đang đóng bảo hiểm xã hội full lương cho mình hay không, người lao động có thể tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội để xem mức đóng đang được kê khai với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đây là quy định nêu tại Luật Việc làm của Quốc hội, số 74/2025/QH15 được thông qua ngày 16/6/205 và chính thức có hiệu lực từ 01/01/2026. Theo đó, tại khoản 1 Điều 40 Luật Việc làm 2025, số 74/2025/QH15quy định rõ nghĩa vụ đối với người lao động: “Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người lao động phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm cho tổ chức dịch vụ việc làm công nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.” Các chế tài liên quan đến hành vi không thông báo được quy định tại Điều 41 Luật này như sau:
1. Bổ sung hướng dẫn về giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng và góp vốn 1.1. Giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng Khoản 11 Điều 3 Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng bao gồm một trong các giấy tờ sau: - Bản sao hoặc bản trích sao sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông; - Bản sao hoặc bản chính biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng; - Giấy xác nhận của ngân hàng về việc đã hoàn tất việc thanh toán; - Giấy tờ khác có giá trị chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025, số 91/2025/QH15: Dữ liệu cá nhân của người lao động chỉ được lưu giữ trong thời hạn theo quy định pháp luật hoặc theo thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên. Khoản 2 điểm c Điều 25 quy định:
Luật Việc làm 2025 (số 74/2025/QH15), có hiệu lực từ 01/01/2026, giữ nguyên công thức tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng bổ sung mức trần tối đa và quy định lại thời gian hưởng. Theo khoản 1 và 2 Điều 39 Luật Việc làm 2025: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng gần nhất Tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại tháng cuối cùng đóng BHTN.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !