Ngày đăng tin : 09/01/2025
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Đối tượng nào phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định đối tượng phải được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm:
Điều 8. Tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
...
2. Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: người lái xe hoặc người áp tải.
Như vậy, từ ngày 01/01/2025, người lái xe hoặc người áp tải sẽ phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm.
Thời gian tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm: tối thiểu 16 giờ cho mỗi loại và nhóm hàng hóa nguy hiểm, bao gồm cả thời gian kiểm tra. (khoản 5 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP).
2. Ai có trách nhiệm tổ chức tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm?
Theo khoản 9 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP, đơn vị thực hiện việc tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm: người thuê vận tải hoặc người vận tải.
Theo đó, người thuê vận tải hoặc người vận tải có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm hoặc cử các đối tượng phải được tập huấn tham gia khóa huấn luyện, định kỳ 02 năm một lần.
Cũng theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP, người tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Có trình độ đại học trở lên.
- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc tại đơn vị quản lý hóa chất, an toàn hóa chất, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, vận chuyển hóa chất hoặc hàng hóa nguy hiểm.
Người đã được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây:
Khi có sự thay đổi chủng loại hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển;
Khi người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc;
Sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu;
Khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần được huấn luyện trước.
Hoạt động huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm được tổ chức riêng hoặc kết hợp với hoạt động huấn luyện an toàn khác.
3. Nội dung tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP, nội dung huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm các tài liệu sau:
(i) Tài liệu tập huấn
Người thuê vận tải hoặc người vận tải chuẩn bị nội dung tài liệu được biên soạn theo từng loại và nhóm loại hàng hóa nguy hiểm được quy định tại Điều 4 Nghị định 161/2024/NĐ-CP.
(ii) Nội dung tài liệu tập huấn, gồm:
Tên hàng hóa nguy hiểm, tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hàng hóa, phân loại và ghi nhãn.
Các nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển phù hợp với vị trí làm việc.
Quy định về an toàn hàng hóa nguy hiểm
Các quy trình ứng phó sự cố: cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, sơ cứu người bị nạn, kiểm tra trang thiết bị ứng phó sự cố, quy trình, sơ đồ liên lạc, phối hợp với cơ quan để ứng phó, khắc phục sự cố,hạn chế nguồn gây ô nhiễm,...
4. Hồ sơ tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
Theo khoản 7 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP, hồ sơ tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm tối thiểu những nội dung sau:
- Nội dung tài liệu tập huấn
- Thời gian tập huấn
- Danh sách người được tập huấn với các thông tin: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức danh, vị trí làm việc, chữ ký xác nhận tham gia tập huấn
- Danh sách thông tin về người tập huấn bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác, kèm theo các tài liệu chứng minh
- Nội dung và kết quả kiểm tra tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
- Quyết định công nhận kết quả kiểm tra tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm của đơn vị thực hiện việc tập huấn.
Đơn vị thực hiện việc tập huấn có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ theo quy định trong thời gian 03 năm và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Dịch vụ kê khai thuế trọn gói chỉ từ 500.000đ tại Thuế Quang Huy, đảm bảo chính xác, tiết kiệm và tuân thủ pháp lý cho doanh nghiệp của bạn.
Đây là nội dung tại Công văn 99/TCT-CS ngày 08/01/2025 của Tổng cục Thuế về thuế giá trị gia tăng. Tại Công văn 99/TCT-CS, Tổng cục Thuế cho biết đã nhận được công văn số 1222/CT-TTKT ngày 17/1/2024 của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn về thuế giá trị gia tăng (GTGT). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế căn cứ vào các quy định sau để hướng dẫn xử lý trường hợp đã hoàn thuế hàng xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt:
Khi nào không phải nộp thuế sử dụng đất? Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC, đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế bao gồm: 1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng - Đất giao thông, thủy lợi bao gồm: Đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước),...
1. Hàng hóa nguy hiểm là gì? Theo khoản 1 Điều 51 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, hàng hóa nguy hiểm được định nghĩa như sau: Điều 51. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm 1. Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia Như vậy, hàng hóa nguy hiểm là những hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ gây nguy hại tới con người, môi trường, an ninh. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP) 2. Phân loại hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !