Ngày đăng tin : 28/08/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Sự phổ biến của doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam
Doanh nghiệp nhỏ được hiểu là những doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, có quy mô hoạt động, số lượng nhân viên, doanh số bán hàng còn thấp.
Bên cạnh các doanh nghiệp lớn đóng góp vào nền kinh tế quốc dân của nước
nhà thì đại đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay tồn tại ở quy mô vừa và nhỏ.
Cụ thể, theo đại diện của Viện kinh tế và phát triển doanh nghiệp, cả nước hiện tại có 96,7% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam vào cuối năm 2021 là 1,7 triệu doanh nghiệp, ước tính tăng lên khoảng 2,4 triệu doanh nghiệp vào năm 2030.
2. Doanh nghiệp nhỏ có những thuận lợi là gì?
Một doanh nghiệp thành công không nhất định phải là doanh nghiệp lớn. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp nhỏ còn có thể cung cấp những dịch vụ tốt hơn so với những doanh nghiệp lớn có cùng mặt hàng sản phẩm kinh doanh. Trên thực tế, doanh nghiệp nhỏ có những thuận lợi như sau:
2.1. Linh hoạt, dễ thay đổi phù hợp với thị trường
Thuận lợi đầu tiên của một doanh nghiệp nhỏ là thường có tính linh hoạt, xoay sở nhanh và dễ thích ứng với các thay đổi của thị trường. Khi thị trường xảy ra biến động, các doanh nghiệp lớn đối phó khá chậm chạp, khó xoay sở nhanh vì bản chất là một hệ thống bộ máy lớn với rất đông nhân sự, khối lượng công việc lớn. Trong khi đó, với bộ máy tinh giản, nên các doanh nghiệp nhỏ có khả năng linh hoạt, thích ứng nhanh với thay đổi của thị trường..
2.2. Dễ dàng hơn trong quản lý nhân sự
Doanh nghiệp nhỏ còn có thuận lợi là cơ cấu bộ máy đơn giản, nhân sự ít, dễ quản lý nên việc phát hiện các vấn đề trong quản lý cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Đồng thời, công ty nhỏ cũng có thuận lợi hơn trong việc gắn kết các thành viên trong công ty với nhau. Cơ cấu tổ chức ít thứ bậc, môi trường làm việc gần gũi cũng giúp tinh thần thoải mái, hiệu suất làm việc của mọi người trở nên tốt hơn.
2.3. Doanh nghiệp nhỏ ít rủi ro hơn
Việc đầu tư tài chính vào bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, dù lớn hay nhỏ đều phải chịu rủi ro. Nhưng doanh nghiệp nhỏ thường ít gặp rủi ro về tài chính hơn so với doanh nghiệp lớn, quy mô nhỏ, phát triển một cách từ tốn và bền vững với số vốn vừa phải là cách mà các doanh nghiệp có thể đứng vững mà ít khi gánh chịu những rủi ro nặng nề.
Đặc biệt, một thuận lợi khác của doanh nghiệp nhỏ là rất dễ để xác định và giảm thiểu các khoản giải ngân ẩn vì bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp nhỏ thường khá đơn giản, từ đó giảm khả năng bị tham ô, hay hao hụt tiền quỹ của công ty.
2.4. Doanh nghiệp nhỏ có sự tập trung tốt hơn
Những doanh nghiệp nhỏ xác định trọng tâm phát triển tương đối hẹp hơn so với các doanh nghiệp lớn. Đôi khi, đây lại chính là lợi thế của họ. Trong khi các doanh nghiệp lớn phải tìm cách phát triển những cơ hội rộng hơn, thì những doanh nghiệp nhỏ lại thường tập trung vào phát triển một lĩnh vực duy nhất. Và nếu lĩnh vực kinh doanh của họ có sự thay đổi, họ cũng sẽ dễ nhận thấy điều đó nhanh hơn so với một doanh nghiệp lớn vì sự tập trung cao độ, chú trọng phát triển khả năng của mình vào lĩnh vực đó.
2.5 Nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo đà cho các doanh nghiệp này phát triển. Trước tiên là Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017, sau đó là Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng hàng loạt các văn bản khác liên quan.
Theo đó, doanh nghiệp nhỏ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước như:
- Hỗ trợ về công nghệ
- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
- Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo
- Hỗ trợ tham gia liên kết ngành, chuỗi giá trị sản xuất, chế biến.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Sàn thương mại điện tử nộp thuế cho người bán từ 01/01/2025 Điểm b khoản 5 Điều Luật số 56/2024/QH15 có hiệu lực từ 01/01/2025 đã bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019. Theo đó, tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác theo quy định của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Trường hợp hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số không thuộc đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay thì có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi trách nhiệm và cách thức các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, quản lý nền tảng số và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của các hộ, cá nhân...
Trường hợp trừ lương nhân viên đi làm muộn theo đúng thời gian làm việc thực tế Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang áp dụng cách thức trừ lương nhân viên đi làm muộn hoặc về sớm theo số giờ làm việc thực tế. Ví dụ như, nhân viên đi làm muộn 60 phút sẽ không được tính lương 60 phút của ngày làm việc đó. Theo Luật sư Nguyễn Văn Thành (Giám đốc điều hành Công ty Luật Yplawfirm), đi muộn/về sớm bản chất là hành vi không hoàn thành số giờ công theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Theo đó, việc không hoàn thành số giờ công có thể nhiều hoặc ít. Nếu nhiều thì có thể gọi tên là nghỉ nửa ngày, nghỉ cả ngày. Nếu ít thì gọi là đi muộn. Vì vậy, trong trường hợp này, việc doanh nghiệp ghi nhận số giờ công theo thực tế số giờ làm việc của người là hợp pháp.
1. Công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra quốc tế cần phát hành trái phiếu thực hiện công bố thông tin trước đợt chào bán theo quy định tại Điều 29 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau: Thời hạn công bố: Chậm nhất 01 ngày làm việc trước ngày phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế; Nơi tiếp nhận: Tại Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp của Sở giao dịch chứng khoán;
1. Có các loại trò chơi điện tử trên mạng nào? Trò chơi điện tử trên mạng gồm các loại sau theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 147/2024/NĐ-CP: - Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (trò chơi G1); - Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (trò chơi G2); - Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (trò chơi G3); - Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (trò chơi G4);
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !