Ngày đăng tin : 07/11/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Giới hạn độ tuổi lao động ở Việt Nam là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận. Người này được trả lương nhưng đồng thời phải chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Về độ tuổi lao động, khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ:
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
Trong đó, độ tuổi lao động tối thiểu của hầu hết các ngành nghề, công việc là 15 tuổi. Với một số ngành nghề, công việc nhẹ nhàng thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì người sử dụng lao động được phép tuyển dụng cả những người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi (theo khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019).
Riêng công việc về nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người lao động dưới 13 tuổi và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý cho phép tuyển dụng thì người sử dụng lao động có thể sử dụng người lao động chưa đủ 13 tuổi để thực hiện các công việc kể trên (theo khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2019).
Bộ luật Lao động năm 2019 hiện chỉ giới hạn độ tuổi lao động tối thiểu như trên chứ không giới hạn độ tuổi tối đa. Do đó, nếu người lao động còn đủ sức khỏe để thực hiện công việc, đồng thời người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng thì các bên hoàn toàn có thể ký hợp đồng lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
2. Sử dụng lao động chưa thành niên phải chú ý gì?
Theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động chưa thành niên là những người lao động chưa đủ 18 tuổi.
Căn cứ mục 1 Chương XI Bộ luật Lao động năm 2019, khi tuyển dụng họ vào làm việc, doanh nghiệp phải chú ý một số vấn đề sau:
* Về công việc theo thỏa thuận:
- Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc bị cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi.
- Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
* Ký hợp đồng lao động:
- Ký hợp đồng với người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
- Ký hợp đồng với người chưa đủ 15 tuổi phải có chữ ký của người lao động và người đại diện theo pháp luật của người đó.
* Điều kiện làm việc:
- Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;
- Đảm bảo người chưa đủ 15 tuổi có đủ sức khỏe để làm việc (phải có giấy khám sức khỏe xác nhận phù hợp với công việc) và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần.
- Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.
- Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi: Tối đa 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Tối đa 08 giờ/ngày và 40 giờ/tuần; có thể được làm thêm giờ, làm ban đêm với một số nghề, công việc.
3. Tuyển dụng lao động cao tuổi phải lưu tâm điều gì?
Theo khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu.
Căn cứ mục 2 Chương XI Bộ luật Lao động năm 2019, khi thuê lao động cao tuổi, doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý những quy định sau:
- Người lao động có quyền thỏa thuận để rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
- Các bên có thể ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn chứ không bắt buộc ký hợp đồng không xác định thời hạn.
- Không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đang hưởng lương hưu mà đi làm. Thay vào đó, trả thêm cho người lao động số tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động vào mỗi kỳ trả lương,
- Không được thuê lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi nếu không bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm có bắt buộc đăng ký đóng BHXH? Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm nói chung và chủ hộ kinh doanh dạy thêm đều thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều này được quy định tại khoản điểm m khoản 1, khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau: Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
Hóa đơn thương mại điện tử là gì? Hóa đơn thương mại điện tử được lập khi nào? Khoản 2a Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, bổ sung bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP giải thích về hóa đơn thương mại điện tử như sau: Hóa đơn thương mại điện tử là hóa đơn áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (người xuất khẩu) có hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài mà người xuất khẩu đáp ứng điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế. Hóa đơn thương mại điện tử đáp ứng quy định về nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và quy định về định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Định nghĩa "Kinh doanh bát động sản" là gì? Theo Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có quy định như sau: “1. Kinh doanh bất động sản là hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc bỏ vốn để tạo lập nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản; chuyển nhượng dự án bất động sản; kinh doanh dịch vụ bất động sản.” 1. Điều kiện kinh doanh bất động sản mới nhất Điều kiện để cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh bất động sản được nêu tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 gồm:
Hộ kinh doanh nào bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/6/2025? Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hộ kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ ngày 01/6/2025 trong trường các hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế); Có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (theo khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế). Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !