Ngày đăng tin : 28/12/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Những ai được xem xét hưởng chế độ thai sản?
Theo quy định tại Điều 30 Luật BHXH năm 2014 và Điều 7 Nghị định hướng dẫn về BHXH đối với người nước ngoài, cả người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (bao gồm cả nam và nữ) đều có cơ hội được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc các đối tượng sau:
- Người lao động Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau:
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
Cán bộ, công chức, viên chức.
Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân.
Người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã mà có hưởng lương.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà có giấy phép lao động/chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề hợp pháp và ký hợp đồng lao động từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, trừ trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp và người đã đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản là gì?
Điều 30 Luật BHXH năm 2014 đã nêu rõ điều kiện hưởng chế độ thai sản của người lao động. Theo đó, người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lao động nữ đang tham gia BHXH bắt buộc mà mang thai.
- Lao động nữ sinh con và đáp ứng thêm một trong các điều kiện sau:
Đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh và có từ đủ 03 tháng đóng BHXH trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi.
- Lao động nữ đang tham gia BHXH bắt buộc mà phải đặt vòng tránh thai.
- Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc và thực hiện biện pháp triệt sản.
- Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Lưu ý: Người lao động mang thai hoặc nhận nuôi con nuôi mà nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi nhưng đã có đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH thì vẫn được giải quyết hưởng chế độ thai sản.
3. Thời gian hưởng chế độ thai sản là bao lâu?
Căn cứ Luật BHXH năm 2014, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của lao động nam và lao động nữ trong từng trường hợp được quy định như sau:
* Thời gian hưởng chế độ thai sản của lao động nữ:
- Trường hợp mang thai cần nghỉ làm đi khám thai:
Trường hợp thông thường được giải quyết chế độ khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày làm việc.
Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường được giải quyết chế độ khám thai 05 lần, mỗi lần 02 ngày làm việc.
- Trường hợp bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:
Thời gian nghỉ xác định theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá:
10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
20 ngày nếu thai từ 05 - 13 tuần tuổi.
40 ngày nếu thai từ 13 - 25 tuần tuổi.
50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
- Trường hợp sinh con:
Lao động nữ được nghỉ 06 tháng nếu sinh một, trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
- Trường hợp thực hiện các biện pháp tránh thai:
07 ngày nếu đặt vòng tránh thai.
15 ngày nếu thực hiện biện pháp triệt sản.
* Thời gian hưởng chế độ thai sản của lao động nam:
- Trường hợp thực hiện biện pháp triệt sản:
Thời gian nghỉ theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh nhưng tối đa là 15 ngày.
- Trường hợp vợ sinh:
05 ngày làm việc: Trường hợp vợ sinh thường.
07 ngày làm việc: Vợ phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
10 ngày làm việc: Vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
14 ngày làm việc: Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp. Chứng từ điện tử là dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc dạng dữ liệu điện tử do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !