Ngày đăng tin : 07/07/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Đối tượng hưởng chế độ ốm đau
Theo Điều 24 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ ốm đau, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau năm 2022
Dù thuộc những đối tượng nêu trên, nhưng để hưởng chế độ ốm đau, người lao động cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Cụ thể, người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi thuộc một trong các trường hợp:
Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Lưu ý: Không giải quyết chế độ ốm đau cho người ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
Nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Với quy định này có thể thấy, điều kiện hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong năm tới không có sự khác biệt nào so với những năm trước đó.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được nhắc đến tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng người Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể, tại khoản khoản 2 Điều 1 Nghị định sửa đổi có nêu rõ từ ngày 01/01/2024, sau khi không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị ví tuyển dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Tức, từ ngày 01/01/2024, người sử dụng lao động chỉ tuyển người nước ngoài nếu không tuyển được người lao động Việt Nam.
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 52/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo Điều 10, lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã làm việc tối thiểu 06 tháng liên tục khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống thì được ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề.
Nghị định 67/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định có 18 trường hợp phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Cụ thể, các cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 67/2023 bao gồm: (1) Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 10 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 25.000 m3 trở lên. (2) Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 07 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 05 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài là gì? Trước hết, hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài phải là hợp đồng. Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự hiện hành, hợp đồng được định nghĩa là văn bản, lời nói… hay bất cứ hình thức nào thể hiện sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hiện nay, có các loại hợp đồng chủ yếu như hợp đồng song vụ, đơn vị, hợp đồng chính, hợp đồng phụ, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba hoặc hợp đồng có điều kiện…
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !