Ngày đăng tin : 16/11/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Lãi suất vay ngân hàng là bao nhiêu? Cách tính thế nào?
Lãi suất vay ngân hàng là bao nhiêu chắc chắn là điều mà mọi cá nhân, tổ chức vay vốn ngân hàng quan tâm hàng đầu. Theo đó, tại Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng đã quy định cụ thể về lãi suất và các loại phí trong hoạt động cho vay của ngân hàng như sau:
1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định này, có thể thấy, với mỗi ngân hàng khác nhau và với mỗi đối tượng khác nhau có thể áp dụng mức lãi suất cho vay khác nhau. Việc quyết định áp dụng mức lãi suất cho vay nào hoàn toàn dựa vào sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay.
Tuy nhiên, khi đã ấn định mức lãi suất cho vay thì các ngân hàng phải niêm yết công khai để người vay được biết.
Hiện nay, trên thị trường thường áp dụng 03 loại lãi suất: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hợp. Trong đó:
- Lãi suất cố định: Trong suốt thời gian vay, lãi suất được tính cố định, không thay đổi cho từng tháng.
Ví dụ: Anh A vay 300 triệu đồng trong thời gian 03 năm với lãi suất cố định là 9%/năm trong suốt 03 năm đó.
- Lãi suất thả nổi: Đây là dạng lãi suất được tính không cố định trong từng tháng. Trong thời hạn vay vốn, lãi suất có thể tăng hoặc giảm theo thị trường và theo chính sách của từng ngân hàng trong từng thời điểm.
Ví dụ: Anh A vay 600 triệu đồng trong thời hạn 01 năm với mức lãi suất thả nổi. Tại thời điểm ký hợp đồng, lãi suất tiết kiệm là 6,5%/năm và lãi suất thả nổi định kỳ 03 tháng điều chỉnh một lần. Do đó, lãi suất thả nổi mà anh A phải chịu là 9,5%/năm.
- Lãi suất hỗn hợp: Đây là loại lãi suất kết hợp của hai hình thức lãi suất nêu trên. Thông thường, trong 01 năm đầu tiên, khách hàng vay sẽ áp dụng lãi suất cố định. Sau 01 năm vay vốn thì khách hàng vay sẽ hưởng lãi suất thả nổi theo thị trường tính tại thời điểm đó.
Ví dụ: Anh A mua chung cư và vay ngân hàng 600 triệu đồng trong thời hạn 03 năm. Anh A được hưởng lãi suất cố định trong năm đầu tiên là 8%/năm. Năm thứ hai và năm thứ ba, anh A sẽ phải chịu lãi suất thả nổi với biên độ điều chỉnh 03 tháng/lần. Sau năm đầu tiên, đến năm thứ hai, lãi suất tiết kiệm là 6,5%/năm nên anh A chịu mức lãi suất là 9,5%/năm. Đến năm thứ ba, lãi suất tiết kiệm là 7%/năm nên anh A chịu mức lãi suất là 10%/năm.
Lưu ý: Lãi suất sẽ được ghi cụ thể trong hợp đồng tín dụng.
2. Điều kiện hưởng lãi suất ưu đãi khi vay tiền ngân hàng
2.1 Lãi suất ưu đãi thông thường
Như phân tích ở trên, có thể thấy, không phải mọi ngân hàng đều áp dụng một mức lãi suất cố định, giống nhau. Tuỳ vào mục đích vay vốn, khách hàng vay cũng như chính sách áp dụng lãi suất của từng ngân hàng cùng thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng để quyết định mức lãi suất với từng khách hàng vay.
Đồng thời, Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay như sau:
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
Có thể thấy, lãi suất bao nhiêu hoàn toàn dựa vào sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay dựa theo thị trường, nhu cầu vay, khách hàng và chính sách của ngân hàng. Do đó, điều kiện hưởng lãi suất ưu đãi cũng theo quy định của từng ngân hàng.
Như vậy, không có quy định cụ thể về điều kiện hưởng lãi suất ưu đãi khi vay tiền ngân hàng mà hoàn toàn dựa vào chính sách của từng ngân hàng và sự thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng vay.
2.2 Gói hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Mặc dù lãi suất ưu đãi khi vay ngân hàng được thực hiện theo thoả thuận giữa ngân hàng và người vay nhưng nếu thuộc trường hợp được hưởng các ưu đãi của chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ thì phải đáp ứng điều kiện tương ứng.
Có thể kể đến hai chính sách hỗ trợ ưu đãi vay vốn hiện nay gồm:
Hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
Ngân hàng Nhà nước đã tung ra thị trường gói hỗ trợ lãi suất cho một số đối tượng nêu tại Nghị định 31/2022/NĐ-CP với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với mức lãi suất hỗ trợ là 2%/năm.
Theo đó, điều kiện để được hưởng mức lãi suất ưu đãi này là:
- Đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định.
- Ký thoả thuận cho vay, giải ngân trong khoảng thời gian từ 01/01/2022 - 31/12/2023.
- Khoản vay sử dụng đúng mục đích:
Có mục đích sử dụng vốn vay thuộc ngành đã đăng ký kinh doanh: Hàng không, vận tải kho bãi (H), du lịch (N79), dịch vụ lưu trú, ăn uống (I), giáo dục và đào tạo (P), nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (A), công nghiệp chế biến, chế tạo (C), xuất bản phần mềm (J582), Lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan (J-62), hoạt động dịch vụ thông tin (J-63).
Thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ theo quy định.
- Chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước theo các chính sách khác.
Hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội
Nội dung của chính sách này được nêu tại Nghị định 36/2022/NĐ-CP. Theo đó, đối tượng được hỗ trợ vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội có khoản vay đáp ứng điều kiện:
- Thuộc chương trình tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay.
- Có lãi suất vay vốn trên 6%/năm
- Được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân, phát sinh dư nợ trong thời gian hỗ trợ.
- Đúng đối tượng vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Theo đó, khách hàng vay sẽ được hỗ trợ lãi suất 2%/năm tính trên số dư nợ vay của các khoản giải ngân trong thời gina từ 01/01/2022 - 31/12/2023 hoặc cho đến khi Ngân hàng Chính sách xã hội thông báo kết thúc hỗ trợ.
Việc hỗ trợ này sẽ được Ngân hàng Chính sách xã hội giảm trừ vào số tiền lãi phải trả của khách hàng vay hàng tháng.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Hộ kinh doanh nào bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/6/2025? Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hộ kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ ngày 01/6/2025 trong trường các hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế); Có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (theo khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế). Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
1. Sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí có mã của cơ quan thuế Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế: https://hoadondientu.gdt.gov.vn/ Bước 2: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí Đăng nhập bằng mã số thuế của hộ kinh doanh. Điền đầy đủ thông tin theo mẫu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí. Ký số hoặc ký điện tử theo hướng dẫn (nếu có).
Trường hợp được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói Theo khoản 2 Điều 14 tại Bộ luật Lao động 2019 quy định: “1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. 2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/6/2025): Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán, chuyển nhượng tài sản công và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn thương mại điện tử, hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử do người bán tự xác định nhưng chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan theo quy định pháp luật về hải quan.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !