Ngày đăng tin : 23/05/2022
Đây là nội dung quy định tại Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã.
Điều 4 Nghị định 31 quy định điều kiện được hỗ trợ lãi suất 2%/năm đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh như sau:
- Có đề nghị được hỗ trợ lãi suất, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay bằng đồng Việt Nam, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2023.
- Chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo các chính sách khác và sử dụng vốn đúng mục đích:
+ Có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một trong các ngành đã được đăng ký kinh doanh, bao gồm: hàng không, du lịch (N79), vận tải kho bãi (H), dịch vụ lưu trú, ăn uống (I), giáo dục và đào tạo (P), công nghiệp chế biến, chế tạo (C), nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (A), xuất bản phần mềm (J582), Lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan (J-62), hoạt động dịch vụ thông tin (J-63).
Lưu ý, hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế nói trên nhưng không bao gồm hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản quy định tại mã ngành kinh tế (L).
+ Có mục đích sử dụng vốn vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố.
Ngoài ra, Nghị định này còn quy định khoản vay không được tiếp tục hỗ trợ lãi suất trong các trường hợp:
- Khoản vay có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả không được hỗ trợ lãi suất đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ nằm trong khoảng thời gian có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả.
Khoản vay chỉ được tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các kỳ hạn trả nợ lãi tiếp theo sau khi khách hàng đã trả hết số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả.
- Khoản vay được gia hạn nợ không được hỗ trợ lãi suất đối với thời gian gia hạn nợ.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Lao động nữ nghỉ thai sản có phải đóng đảng phí không? Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên có nhiệm vụ sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định. Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng thì có thể bị chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên khỏi danh sách Đảng viên. Quy định về chế độ Đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 của Bộ Chính trị cũng nêu cụ thể các đối tượng Đảng viên phải đóng đảng phí bao gồm: 1 - Đảng viên công tác trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang. 2 - Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội.
1. Người lao động được nghỉ thai sản là 6 tháng hay 180 ngày? Theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, khi sinh con, lao động nữ sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng nếu sinh một con. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, lao động nữ được nghỉ thai sản thêm 01 tháng.
1. Lao động nam được nghỉ thai sản trong bao lâu? Theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nam được nghỉ thai sản trong 02 trường hợp sau: - Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có vợ sinh con. - Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thực hiện biện pháp triệt sản.
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc tìm kiếm và thu hút những ứng viên tài năng trong lĩnh vực kế toán có thể trở nên một thách thức đối với các nhà tuyển dụng. Sanketoan đã ra đời với mục tiêu giúp đỡ nhà tuyển dụng tìm kiếm và lựa chọn những ứng viên kế toán chất lượng, mang lại lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !