Ngày đăng tin : 12/06/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
Một kế toán dịch vụ ở khu vực của Hưng Yên có trên Sanketoan sẽ làm những công việc gì cho doanh nghiệp:
1. Tư vấn cho khách hàng sử dụng hóa đơn đầu vào, đầu ra hợp lý:
Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp, từng loại hình kinh doanh mà kế toán dịch vụ sẽ tư vấn cho bạn sử dụng hoá đơn như thế nào cho hợp lý. Sử dụng của nhà cung cấp hoá đơn nào cho thuận tiện và ổn định.
2. Nhận hóa đơn, chứng từ kế toán tận nơi:
Hoá đơn chứng từ là những giấy tờ quan trọng không thể để thất lạc. Để đảm bảo an toàn, công ty nên bàn giao trực tiếp cho kế toán dịch vụ và có ký tá với nhau. Với những khách hàng ở Hưng Yên công ty nên tìm kiếm những kế toán dịch vụ ở gần để thuận lợi cho công việc
3. Phân loại, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc:
Kế toán dịch vụ sau khi nhận được chứng từ, sẽ tiến hành kiểm tra và phản hồi lại cho khách hàng
4. Cân đối thuế GTGT đầu vào, đầu ra:
Kế toán dịch vụ sẽ cân đối giữa thuế đầu vào và đầu ra và phản hồi lại cho doanh nghiệp việc thừa thiếu chứng từ.
5. Lập tờ khai báo cáo thuế, khai báo thuế TNCN, tạm tính thuế TNDN:
Kế toán dịch vụ tiến hành thực hiện công việc lập các báo cáo liên quan trên các phần mềm kế toán sẽ được Sanketoan cung cấp miễn phí cho các bạn kế toán
6. Nộp báo cáo thuế lên cơ quan thuế theo quy định:
Các loại báo cáo thuế theo quy định của cơ quan thuế sẽ được kế toán dịch vụ nộp Online qua các cổng thông tin và theo đúng thời hạn quy định
7. Hoàn thiện chứng từ và lập sổ sách kế toán, cụ thể:
- Lập các chứng từ kế toán: nhập, xuất, thu, chi;
- Lập các sổ chi tiết tính giá thành sản phẩm, sổ kho hàng hóa, phải thu, phải trả;
- Lập các mẫu biểu phân bổ, khấu hao… theo quy định;
- Lập sổ cái các tài khoản;
- Lập sổ nhật ký chung;
- Lập quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN.
8. Lập báo cáo tài chính cuối năm và bàn giao sổ sách cho doanh nghiệp khi có yêu cầu
Trên đây là những công việc mà một kế toán dịch vụ khi thực hiện công việc cho một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán ở khu vực Hưng Yên xin mời bạn lựa chọn những nhân sự phù hợp dưới đây đã được Sanketoan phân chia theo từng Quận/ Huyện/TP:
Dưới đây là danh sách kế toán dịch vụ tại Hưng Yên :
+ Kế toán dịch vụ tại Huyện Văn Lâm : Xem tại đây
+ Kế toán dịch vụ tại Huyện Mỹ Hào : Xem tại đây
+ Kế toán dịch vụ tại Huyện Văn Giang : Xem tại đây
+ Kế toán dịch vụ tại TP Hưng Yên : Xem tại đây
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp. Chứng từ điện tử là dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc dạng dữ liệu điện tử do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !