Ngày đăng tin : 08/04/2025
Chia sẻ thông tin hữu ích
Đề xuất mới về thời điểm hưởng lương hưu từ 01/7/2025
Theo dự thảo Thông tư quy định chi tiết thời điểm hưởng lương hưu, việc tính, việc xác định điều kiện hưởng đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí (sau đây gọi tắt là dự thảo Thông tư), thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện thực hiện theo quy định tại Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội và được quy định chi tiết như sau:
(1) Thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên: Tính từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ tuổi nghỉ hưu.
Ví dụ 1: Ông A sinh ngày 05/4/1964, tham gia BHXH tự nguyện và đóng BHXH 19 năm. Tính đến tháng 7/2025, ông A tròn 61 tuổi 3 tháng, đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trong trường hợp này, thời điểm hưởng lương hưu của ông A được tính từ ngày 01/8/2025.
(2) Trường hợp người tham gia BHXH tiếp tục đóng BHXH tự nguyện sau khi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu: Thời điểm hưởng là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng dừng đóng và có yêu cầu hưởng lương hưu.
Ví dụ 2: Trường hợp ông A ở ví dụ 1, tiếp tục đóng BHXH tự nguyện từ tháng 8/2025 - tháng 12/2025 thì dừng đóng. Đến tháng 03/2026, ông A có yêu cầu hưởng lương hưu từ tháng 01/2026. Như vậy, thời điểm hưởng lương hưu của ông A trong trường hợp này được tính từ ngày 01/01/2026.
(3) Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đóng 01 lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 36 của Luật Bảo hiểm xã hội: Thời điểm hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
Ví dụ 3: Bà C sinh ngày 14/01/1969, đến tháng 9/2025, bà C đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu theo quy định (56 tuổi 08 tháng). Tuy nhiên, tính đến hết tháng 9/2025, bà C mới có 12 năm 8 tháng tham gia BHXH, chưa đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu (15 năm).
Bà C lựa chọn đóng một lần cho thời gian đóng BHXH còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu ngay tại tháng 9/2025. Như vậy, thời điểm hưởng lương hưu của bà C là ngày 01/10/2025.
(4) Thời điểm hưởng lương hưu với người tham gia BHXH tự nguyện trước ngày 01/01/2021 và đủ 20 năm đóng BHXH tự nguyện trở lên: Tính từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, trừ trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có nguyện vọng hưởng lương hưu theo Điều 98 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 4: Bà D. sinh ngày 16/8/1970, đến tháng 8, bà D. đủ 55 tuổi, có 20 năm 3 tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và có yêu cầu hưởng lương hưu. Như vậy, thời điểm hưởng lương hưu của bà D. được tính từ ngày 01/9.
(5) Trường hợp thời điểm hưởng lương hưu được xác định trước ngày 01/7/2025: Thời điểm hưởng lương hưu là từ ngày 01/7/2025.
(6) Người không xác định được ngày, tháng sinh (chỉ có năm sinh): Thời điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Trong đó, tháng đủ tuổi nghỉ hưu được xác định trên cơ sở lấy ngày 01/01 của năm sinh để làm căn cứ xác định tuổi của người lao động.
Có nghĩa là, nếu không xác định được ngày, tháng sinh của người đóng BHXH mà chỉ xác định được năm sinh thì lấy ngày 01/01 của năm sinh để xác định điều kiện tuổi đời để hưởng lương hưu.
Đề xuất 02 điều kiện hưởng lương hưu từ 01/7/2025
Ngoài quy định liên quan đến thời điểm bắt đầu nhận lương hưu, Bộ Nội vụ còn đề xuất 02 phương án về điều kiện hưởng chế độ này kể từ ngày 01/7/2025, thời điểm Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực.
Theo đó, đối với người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo các phương thức định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau, dự thảo Thông tư đề xuất 02 phương án xác định thời điểm xét điều kiện về thời gian tham gia BHXH như sau:
Phương án 1: Thời điểm xác định là tháng cuối cùng của phương thức đóng đã lựa chọn, dù người tham gia BHXH trước đó đã đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng trước đó.
Ví dụ: Ông H sinh ngày 02/9/1965, tham gia BHXH tự nguyện, vào tháng 8/2025, ông H đăng ký phương thức đóng 01 lần cho 03 năm về sau và đã đóng cho giai đoạn từ tháng 8/2025 - tháng 7/2028.
Tháng 6/2027 ông H đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định và yêu cầu hưởng lương hưu. Theo đó, thời điểm xét điều kiện về thời gian đóng BHXH để giải quyết chế độ hưu trí đối với ông H là thời gian đóng tính đến tháng 7/2028.
Phương án 2: Tại tháng người tham gia BHXH tự nguyện đủ điều kiện về tuổi đời và có yêu cầu giải quyết hưởng lương hưu. Với phương án này, có thể phát sinh 02 tình huống: (1) là ghi nhận thời gian đóng đến thời điểm đề nghị hưởng và hoàn trả số tiền đã đóng cho các tháng tiếp theo hoặc (2) là vẫn ghi nhận toàn bộ thời gian đã đóng theo phương thức đăng ký.
Hiện nay, điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện thực hiện theo quy định tại Điều 98 của Luật BHXH 2024.
Theo đó, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Ngày 23/4/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn 1759/BNV-CTL&BHXH về việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động cho thuê lại lao động. Theo Công văn 1759/BNV-CTL&BHXH, căn cứ quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Bộ Nội vụ yêu cầu các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý hoạt động cho thuê lại lao động, cụ thể như sau: - Về cấp phép và quản lý hoạt động cho thuê lại lao động: Các cơ quan chức năng thực hiện việc cấp phép cho các doanh nghiệp cho thuê lại lao động, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm có cần xin Giấy phép con của Sở? Căn cứ phụ lục I Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh dạy thêm là mã ngành 8559. Mã ngành này bao gồm các hoạt động giáo dục: - Giáo dục không xác định theo cấp độ tại các trung tâm đào tạo bồi dưỡng. - Các dịch vụ dạy kèm (gia sư). - Giáo dục dự bị. - Các trung tâm dạy học có các khoá học dành cho học sinh yếu kém. - Các khoá dạy về phê bình, đánh giá chuyên môn.
1. Công ty dưới 10 lao động có phải trích 1% phí công đoàn? Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP và Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, nếu công ty có ít hơn 10 người nhưng có người lao động tham gia công đoàn thì mỗi tháng vẫn phải trích ra 1% để đóng phí công đoàn theo đúng quy định. Hiện nay, đối tượng đóng đoàn phí công đoàn gồm: - Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân… - Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài Nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối)…
1. Có được thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất không? Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp). Theo đó, tại Điều 326 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thế tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất như sau: 1. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !