Ngày đăng tin : 05/02/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
Đang nghỉ thai sản có được thưởng Tết không?
Khác với tiền lương, tiền thưởng, bao gồm cả thưởng Tết không phải là khoản chi bắt buộc của người sử dụng lao động đối với người lao động. Do đó, trong tình huống người lao động nữ đang nghỉ thai sản, doanh nghiệp có thể thưởng Tết hoặc không.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, thưởng là khoản tiền/tài sản… không bắt buộc, căn cứ vào các yếu tố, kết quả sản xuất, kinh doanh cùng mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Ngoài ra, trong Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có quy định về thưởng Tết cho người lao động đang nghỉ thai sản thì thực hiện theo quy chế của công ty.
Như vậy, việc thưởng Tết cho nhân viên do doanh nghiệp tự quyết định, phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp, cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên trong suốt một năm qua.
Theo đó, trong tình huống người lao động nữ đang nghỉ thai sản, doanh nghiệp vẫn có thể căn cứ vào các yếu tố này để xét thưởng Tết cho nhân viên. Mặt khác, thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ hiện nay là 06 tháng, trong khi đó thưởng Tết là khoản tiền ghi nhận công sức, hiệu quả làm việc trong suốt một năm.
Như vậy, nếu trong doanh nghiệp có chế độ thưởng Tết, thì lao động nữ đang nghỉ thai sản vẫn có thể nhận được khoản thưởng này. Mức thưởng Tết như thế nào do doanh nghiệp tự xem xét, quyết định, dựa vào nhiều yếu tố như: Thời gian làm việc, hiệu quả làm việc, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp…
Nghỉ thai sản trùng nghỉ Tết có được nghỉ bù không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 về thời gian nghỉ lễ, Tết của người lao động thì người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương trong các ngày:
Tết Dương lịch: Được nghỉ 01 ngày làm việc tức là ngày 01/01 Dương lịch.
Tết Âm lịch: Người lao động được nghỉ 05 ngày tùy vào lịch thông báo nghỉ của Chính phủ và doanh nghiệp lựa chọn các phương án nghỉ phù hợp…
Trong khi đó, chế độ nghỉ thai sản của người lao động nữ được quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Đặc biệt, theo khoản 7 Điều 34 Luật này, thời gian nghỉ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Do đó, nếu nghỉ thai sản trùng với nghỉ Tết thì lao động nữ không được nghỉ bù.
Năm nay, tại Công văn số 8662/VPCP-KGVX, người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch từ ngày 08/02/2024 đến hết ngày 14/02/2024 tức là từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 05 tháng Giêng năm Giáp Thìn hay chính là từ thứ Năm tuần trước đến hết thứ Tư tuần sau.
Trong đó, ngày nghỉ Tết là 05 ngày và có hai ngày nghỉ bù cho ngày nghỉ hằng tuần là thứ Bảy và Chủ nhật.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP được ban hành ngày 31/3/2025. Tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định 73/2025/NĐ-CP đã điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng so với Nghị định 26/2023/NĐ-CP như sau: (1) Giảm thuế suất đối với các mặt hàng ô tô
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !