Ngày đăng tin : 17/10/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Là loại hình doanh nghiệp cơ bản và phổ biến nhất đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, Công ty Cổ phần (CTCP) phải có ít nhất ba cổ đông và không có giới hạn về số lượng tối đa. Cổ đông chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty hoặc số vốn cam kết góp khi thành lập công ty. Dưới đây là một số đặc tính cơ bản của công ty cổ phần:
1. Về tư cách pháp nhân
CTCP có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp hoặc số vốn cam kết góp khi thành lập công ty.
Nói cách khác, nếu cổ đông đã góp vốn đủ thì cổ đông đó không còn trách nhiệm đối với các nghĩa vụ nợ của công ty. Nếu có một cổ đông chưa góp đủ số cổ phần đăng ký mua thì nghĩa vụ của cổ đông đó cũng chỉ giới hạn ở phần vốn cam kết chưa góp.
2. Về cơ cấu tổ chức
CTCP có cơ cấu quản lý phức tạp và hoàn chỉnh nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Cơ quan quản lý cao nhất của CTCP là Đại hội đồng cổ đông (bao gồm tất cả các cổ đông của công ty) quyết định những vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động của công ty.
Tiếp đến là Hội đồng quản trị với thẩm quyền quyết định các vấn đề còn lại không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông trong đó có quyền bổ nhiểm hoặc cách chức (tổng) giám đốc và các chức danh quản lý quan trọng khác trong công ty.
Ban kiểm soát chủ yếu có thẩm quyền giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và ban điều hành (trong trường hợp CTCP không có ban kiểm soát thì ban kiểm toán nội bộ và các thành viên độc lập của hội đồng quản trị thực hiện chức năng giám sát).
3. Về khả năng chuyển nhượng vốn
Cổ đông của CTCP được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trừ trường hợp hạn chế theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
Đối với cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp (không được chuyển nhượng trong vòng ba năm kể từ khi CTCP thành lập nếu không được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông) và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết (không được chuyển nhượng).
4. Về khả năng huy động vốn
CTCP được phép phát hành các loại chứng khoán (như cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác). Về cơ bản, không có hạn chế trong việc CTCP phát hành chứng khoán ở trong nước và nước ngoài miễn là CTCP đáp ứng các điều kiện và yêu cầu về phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật.
5. Về nghĩa vụ công bố thông tin
Công ty cổ phần (không phải là công ty đại chúng) không có nghĩa vụ công bố công khai thông tin đáng kể liên quan đến hoạt động của công ty ngoài báo cáo tài chính (phải được đại hội đồng cổ đông thông qua và phải gửi cho các cổ đông một bản tóm tắt về báo cáo tài chính hàng năm) và nộp một số báo cáo về tài chính và tình hình sử dụng lao động cho cơ quan cấp phép, quản lý lao động, thuế và thông kê địa phương…
Ngoài ra, nếu CTCP có trang thông tin điện tử, CTCP phải công bố trên trang thông tin điện tử một số thông tin bắt buộc như:
(1) điều lệ công ty,
(2) thông tin về thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên và (tổng) giám đốc,
(3) báo cáo tài chính hàng năm và (4) báo cáo đánh giá kết quả hoạt động hàng năm của hội đồng quản trị và ban kiểm soát. CTCP cũng có nghĩa vụ đăng ký hoặc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trong một số trường hợp như thay đổi thông tin cổ đông nước ngoài, thay đổi thông tin về người đại diện theo pháp luật …
CTCP có nghĩa vụ lập và duy trì sổ đăng ký cổ đông sau khi CTCP được thành lập; tổ chức hoặc cá nhân được coi là cổ đông của CTCP khi thông tin của họ được ghi nhận vào sổ đăng ký cổ đông.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP được ban hành ngày 31/3/2025. Tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định 73/2025/NĐ-CP đã điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng so với Nghị định 26/2023/NĐ-CP như sau: (1) Giảm thuế suất đối với các mặt hàng ô tô
1. Trường hợp nhà ở phải xin giấy phép xây dựng Trước khi tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép xây dựng, bạn cần phải biết mình có thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng hay không. Theo khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, giấy phép xây dựng là văn bản được cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình từ cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, với nhà ở riêng lẻ, có thể kể đến các trường hợp phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công như: (1) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (2) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (3) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.
Tại Chỉ thị 09/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đưa ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước nhanh, bền vững. DNNN cần tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế. (1) Tiên phong trong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số DNNN phải tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ. Điều này phải được thực hiện theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhằm góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong thời đại số.
Lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành thay đổi thế nào? Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Điều 15 dự thảo Nghị quyết đã đề xuất quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp. (1) Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã mà làm thay đổi tên gọi, địa giới đơn vị hành chính cấp xã, phạm vi thôn, tổ dân phố thì việc áp dụng chế độ, chính sách đặc thù được thực hiện như sau: - Người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !