Ngày đăng tin : 12/02/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Thời gian này, khi Nghị định 15 về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được ban hành, nhiều doanh nghiệp, người nộp thuế lo lắng sẽ bị thiệt 2% nếu hàng hoá đầu ra và đầu vào không được áp dụng thống nhất mức giảm thuế?
Không phải tất cả các mặt hàng, sản phẩm đều được giảm VAT
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý nhất nêu tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 15, không phải tất cả các hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10% đều được giảm VAT.
Khoản 1 Điều 1 Nghị định 15 đã loại trừ một số các nhóm hàng hoá, dịch vụ không được giảm gồm:
- Viễn thông, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng không kể khai thác than, than cốc, dầu mỏ tinh tế, sản phẩm hoá chất.
- Sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Công nghệ thông tin.
Theo đó, danh mục chi tiết hàng hoá, dịch vụ được ban hành kèm theo Phụ lục I, II và III ban hành kèm Nghị định số 15/2022/NĐ-CP này. Để tra cứu hàng hoá, dịch vụ có thuộc diện được giảm thuế 8%, doanh nghiệp cần:
- Liệt kê các mặt hàng, dịch vụ đang kinh doanh, sản xuất.
- Tra cứu mã sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tại Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg.
- Đối chiếu mã sản phẩm đã tra được với các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
Có bị lỗ 2% không nếu giảm VAT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP?
Điểm d khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP nêu rõ:
Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
Theo đó, ở tất cả các khâu gồm nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại (buôn bán hàng hoá, dịch vụ...) đều được giảm VAT 8%.
Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Căn cứ quy định này, thuế giá trị gia tăng sẽ tính vào tất cả các khâu của hàng hoá nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn và người phải chịu số VAT này là người tiêu dùng cuối cùng.
Đồng nghĩa, đây là loại thuế được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ và do người tiêu dùng cuối cùng trả khi sử dụng sản phẩm, hàng hoá đó. Không chỉ vậy, trong kỳ tính thuế, các cơ sở kinh doanh nộp thuế còn được khấu trừ thuế, hoàn thuế.
Do đó, về bản chất, doanh nghiệp chỉ là người nộp thay thuế giá trị gia tăng cho người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước qua các kỳ kê khai, tính nộp thuế VAT mà không phải là người chịu thuế. Như vậy, mặc dù đầu vào chịu thuế 10%, đầu ra chịu thuế 8% nhưng doanh nghiệp không hề bị lỗ như nhiều người nhầm tưởng.
Ví dụ:
Trước đây, hàng hoá A có giá bán trên thị trường là 1,2 triệu đồng trong đó, có 1,0 triệu đồng giá trị của hàng hoá A và 100.000 đồng là tiền VAT (do trước đây hàng hoá này đang chịu mức thuế GTGT là 10%).
Từ 01/02 - 31/12/2022, hàng hoá A vẫn được bán ra thị trường với giá 1,2 triệu đồng tuy nhiên, trong đó chỉ bao gồm 8% (tương đương 96.000 đồng VAT). Số tiền này sẽ được doanh nghiệp nộp vào ngân sách Nhà nước khi nộp thuế VAT.
Như vậy, trong trường hợp này, doanh nghiệp không những không bị lỗ mà thậm chí số tiền doanh nghiệp nhận được nhiều hơn nếu vẫn giữ nguyên giá bán như ban đầu.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Chế độ ốm đau là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội, chi trả trong trường hợp người lao động ốm đau. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn về việc nghỉ ốm đau có bị tính vào ngày nghỉ phép hàng năm hay không? Nghỉ ốm có bị trừ phép năm? Theo khoản 1 Điều 25 Luật BHXH 2014 thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi: - Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh được cấp phép; - Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp phép.
1. Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025 Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 42/2024/QH15, vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự thuộc danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. Theo đó, khoản 3 Điều 34 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của Quốc hội, số 42/2024/QH15 quy định doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau đây: Là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải được Chính phủ ban hành ngày 21/11/2024. Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định về: Đối tượng chịu phí và người nộp phí; Tổ chức thu phí; Phương pháp tính phí, mức thu phí, kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí và người nộp phí như sau:
Hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94 năm 2019 vừa được Bộ Tài chính quy định chi tiết tại Thông tư 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020. Theo đó, một trong những trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng theo quy định.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !