Ngày đăng tin : 27/05/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Cổ phiếu quỹ là gì?
Cổ phiếu quỹ là loại cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành và được chính công ty phát hành đó mua lại bằng nguồn vốn hợp pháp.
Cổ phiếu quỹ dịch sang tiếng Anh là Treasury Share/Treasury Stock hoặc Reacquired Share/Reacquired Stock.
2. Đặc điểm của cổ phiếu quỹ
Khi tìm hiểu cố phiếu quỹ là gì, bạn không thể bỏ qua đặc điểm của loại cổ phiếu này.
Cổ phiếu quỹ được hình thành khi công ty đại chúng thực hiện mua lại từ lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.
Khác với cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu quỹ không được trả cổ tức, không có quyền biểu quyết và không có quyền mua cổ phiếu mới. Tng số cổ phiếu quỹ không được phép vượt quá tỷ lệ vốn hóa mà luật pháp quy định.
Khi mua cổ phiếu quỹ, công ty đại chúng sau khi được sự đồng ý của cổ đông, có thể tiến hành hủy hoặc có thể giữ lại và bán ra thị trường.
Việc công ty mua cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu hay giá trị sổ sách một lượng bằng với giá trị cổ phiếu công ty đã mua vào. Khi bán số cổ phiếu quỹ đó, giá trị sổ sách của công ty sẽ tăng lên bằng giá trị cổ phiếu bán ra. Chênh lệch giữa hai khoản này được ghi vào thặng dư vốn cổ phần của công ty.
Các công ty đại chúng thường mua lại cổ phiếu mà mình đã phát hành nhằm mục đích:
- Kích cầu tăng giá cổ phiếu khi giá cổ phiếu xuống thấp. Việc tổ chức phát hành mua lại cổ phiếu của chính công ty có thể tác động tới thị trường, khiến thanh khoản sôi động hơn, hạn chế tốc độ giảm giá cổ phiếu hoặc thậm chí giúp cổ phiếu tăng giá trở lại.
- Công ty muốn cải thiện các chỉ số tài chính. Khi mua lại cổ phiếu đã phát hành, số lượng cổ phiếu lưu hành ngoài thị trường sẽ giảm xuống, một số chỉ tiêu tài chính sẽ tăng lên gián tiếp như ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu), EPS (tỷ suất thu nhập trên cổ phần)....
- Công ty kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng và đây là một khoản đầu tư.
Công ty đại chúng muốn mua lại cổ phiếu của chính mình phải tiến hành xin ý kiến cổ đông thông qua để giảm vốn điều lệ.
Ngoài các ưu điểm kể trên thì việc mua cổ phiếu quỹ cũng có một số mặt hạn chế. Khi công ty mua lại cổ phiếu quỹ, doanh nghiệp sẽ hao hụt một lượng vốn nhất định, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Điều này làm tỷ lệ an toàn vốn của công ty giảm xuống. Tỷ lệ này phản ánh mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản, đánh giá mức độ đảm bảo về vốn của một công ty. Nếu lạm dụng mua cổ phiếu quỹ có thể khiến cấu trúc tài chính của công ty ngày càng xấu đi.
Việc mua cổ phiếu quỹ có thể khiến cho cổ đông cho rằng tiềm năng tăng trưởng của công ty không còn, chỉ có cách này để kéo giá cổ phiếu.
Một số trường hợp, việc doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ có thể làm cho giá cổ phiếu không thay đổi hay thậm chí là tiếp tục giảm.
3. Quy định về điều kiện mua bán cổ phiếu quỹ
Sau khi có cái nhìn tổng quan về cổ phiếu quỹ là gì, nếu muốn thực hiện mua bán cổ phiếu quỹ thì cần đáp ứng các quy định sau:
3.1. Điều kiện mua cổ phiếu quỹ
Điều 36 Luật Chứng khoán 2019 quy định công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ, phương án mua lại, trong đó nêu rõ số lượng, thời gian, nguyên tắc xác định giá mua lại;
- Có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu từ các nguồn: thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối;
- Có công ty chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch, trừ trường hợp công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mua lại cổ phiếu của chính mình;
- Đáp ứng các điều kiện của pháp luật trong trường hợp công ty đại chúng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
Các trường hợp mua lại cổ phiếu được miễn trừ điều kiện trên:
- Mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho lao động của công ty, mua lại cổ phiếu lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu;
- Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ.
Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình trong các trường hợp sau đây:
- Đang có nợ phải trả quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán; trường hợp thời điểm dự kiến mua lại cổ phiếu quá 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính, việc xác định nợ quá hạn được căn cứ vào báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét.
- Đang trong quá trình chào bán, phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn.
- Cổ phiếu của công ty đang là đối tượng chào mua công khai.
- Đã thực hiện việc mua lại cổ phiếu của chính mình trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày báo cáo kết quả mua lại hoặc vừa kết thúc đợt chào bán, phát hành cổ phiếu để tăng vốn không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành.
Công ty không được mua lại cổ phiếu của các đối tượng sau đây, trừ trường hợp mua lại cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ sở hữu trong công ty hoặc mua lại cổ phiếu theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc mua lại cổ phiếu thông qua giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh:
- Người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ theo quy định của Luật này;
- Người sở hữu cổ phiếu có hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
- Cổ đông lớn.
Lưu ý:
- Công ty đại chúng thực hiện mua lại cổ phiếu của chính mình phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị tính theo mệnh giá số cổ phiếu được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phiếu.
- Trường hợp công ty mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty thì thực hiện theo quy định sau đây:
Tổng số lượng cổ phiếu của người lao động đã được công ty mua lại để giảm vốn điều lệ phải được báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên;
Công ty phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị tính theo mệnh giá số cổ phiếu được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày báo cáo Đại hội đồng cổ đông thường niên.
3.2. Điều kiện bán cổ phiếu quỹ
Khoản 7 Điều 36 Luật Chứng khoán quy định: Công ty chứng khoán, công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình được bán ra cổ phiếu ngay sau khi mua lại trong các trường hợp sau đây:
- Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ;
- Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phương án phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu;
- Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu lô lẻ theo yêu cầu của cổ đông.
4. Cách thức mua cổ phiếu quỹ hiện nay
Ngoài thông tin về cổ phiếu quỹ là gì, điều kiện mua bán ra sao, để thực hiện mua bán cổ phiếu quỹ thì doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 37 Luật Chứng khoán như sau:
4.1. Báo cáo mua lại cổ phiếu đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Công ty đại chúng trước khi mua lại cổ phiếu của chính mình phải gửi tài liệu báo cáo đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban gồm:
- Báo cáo về việc mua lại cổ phiếu;
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu, phương án mua lại;
- Văn bản xác nhận việc chỉ định thực hiện giao dịch của công ty chứng khoán, trừ trường hợp công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mua lại cổ phiếu của chính mình;
- Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua phương án triển khai mua lại cổ phiếu;
- Báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán;
- Tài liệu chứng minh công ty có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu;
- Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện để được mua lại cổ phiếu của chính mình theo quy định của pháp luật trong trường hợp công ty đại chúng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Báo cáo về việc mua lại cổ phiếu bao gồm các nội dung:
- Mục đích mua lại;
- Tổng số lượng cổ phiếu đăng ký mua lại;
- Nguồn vốn thực hiện mua lại;
- Phương thức giao dịch;
- Thời gian dự kiến thực hiện;
- Nguyên tắc xác định giá (khoảng giá).
Quy trình thực hiện:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo mua lại cổ phiếu đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gửi văn bản thông báo cho công ty đại chúng về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo mua lại cổ phiếu.
Trường hợp tài liệu chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản gửi công ty đại chúng nêu rõ nội dung, yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.2. Công bố thông tin trên trang thông tin
Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo, công ty đại chúng phải công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của công ty, phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
4.3. Mua lại cổ phiếu
Công ty đại chúng thực hiện mua lại cổ phiếu sau 07 ngày làm việc kể từ ngày công bố thông tin.
4.4. Gửi báo cáo đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố công chúng
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc giao dịch mua lại cổ phiếu, công ty đại chúng phải gửi báo cáo kết quả giao dịch đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin ra công chúng.
Trong trường hợp công ty đại chúng không thực hiện hết số lượng cổ phiếu dự kiến giao dịch, công ty đại chúng phải báo cáo và công bố lý do không hoàn thành.
Công ty đại chúng phải kết thúc việc mua lại cổ phiếu theo thời gian nêu trong bản công bố thông tin nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện giao dịch.
Trong 06 tháng kể từ ngày kết thúc việc mua lại cổ phiếu, công ty đại chúng không được chào bán cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, trừ trường hợp chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu theo cam kết khi thực hiện chào bán trái phiếu chuyển đổi.
5. Cách tính cổ phiếu quỹ như thế nào?
Việc mua bán cổ phiếu quỹ sẽ thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận theo nguyên tắc tính như sau:
Giá đặt mua ≤ Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu * 50% Biên độ dao động giá cổ phiếu)
Giá đặt bán ≥ Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu * 50% Biên độ dao động giá cổ phiếu)
Trong mỗi ngày giao dịch, công ty đăng ký giao dịch giao dịch cổ phiếu quỹ theo phương thức khớp lệnh chỉ được đặt lệnh giao dịch với tổng khối lượng tối thiểu 3% và tối đa 10% khối lượng giao dịch đã đăng ký.
6. Cổ phiếu quỹ là tài sản hay nguồn vốn?
Trong hạch toán cổ phiếu quỹ của công ty luôn là nguồn vốn của doanh nghiệp. Cổ phiếu quỹ trên bảng cân đối kế toán cũng nằm ở bên phải, nằm ở mục nguồn vốn, không phải là tài sản doanh nghiệp.
Những cổ phiếu này sẽ được sử dụng như một nguồn vốn hợp pháp để các nhà đầu tư mua lại và nắm giữ. Tuy nhiên, số cổ phiếu quỹ này sẽ không được tính vào số lượng cổ phiếu mà công ty đó lưu hành.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Chế độ ốm đau là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội, chi trả trong trường hợp người lao động ốm đau. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn về việc nghỉ ốm đau có bị tính vào ngày nghỉ phép hàng năm hay không? Nghỉ ốm có bị trừ phép năm? Theo khoản 1 Điều 25 Luật BHXH 2014 thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi: - Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh được cấp phép; - Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp phép.
1. Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025 Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 42/2024/QH15, vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự thuộc danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. Theo đó, khoản 3 Điều 34 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của Quốc hội, số 42/2024/QH15 quy định doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau đây: Là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải được Chính phủ ban hành ngày 21/11/2024. Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định về: Đối tượng chịu phí và người nộp phí; Tổ chức thu phí; Phương pháp tính phí, mức thu phí, kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí và người nộp phí như sau:
Hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94 năm 2019 vừa được Bộ Tài chính quy định chi tiết tại Thông tư 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020. Theo đó, một trong những trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng theo quy định.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !