Ngày đăng tin : 12/03/2025
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Mất 04 khoản tiền chế độ khi rời hệ thống Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách giúp người lao động có 04 khoản tài chính đảm bảo cho tới lúc về già từ 04 chế độ chính gồm bảo hiểm y tế, hưu trí, tử tuất và hỗ trợ mai táng.
Theo đó, nếu nghỉ việc khi chưa đến tuổi nghỉ hưu, người lao động rút BHXH một lần sẽ không còn cơ hội nhận 04 chế độ trên. Cụ thể:
1.1 Lương hưu
Lương hưu là một trong những khoản tài chính đảm bảo cho cuộc sống khi về hưu của người lao động cho tới cuối đời.
Theo quy định, người lao động sẽ được hưởng mức lương hưu cao nhất là bằng 75% mức bình quân tiền lương/thu nhập đóng BHXH.
Theo thống kê của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại mức hưởng lương hưu cao nhất ở Việt Nam của người lao động là hơn 140 triệu đồng/tháng tính đến tháng 8/2023, sau nhiều lần được điều chỉnh lương hưu.
Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội luôn tính toán để điều chỉnh tăng mức lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH nhằm đảm bảo bù đắp phần trượt giá. Đồng thời, với những người đang hưởng lương hưu thì vẫn luôn được Nhà nước quan tâm bằng cách điều chỉnh nâng lên chứ không để cố định một mức lương hưu.
1.2 Bảo hiểm y tế
Việc rút BHXH một lần sẽ khiến người lao động mất đi quyền lợi bảo hiểm y tế (BHYT). Khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng… là đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
Do đó, nếu rút BHXH 1 lần và không có lương hưu, trường hợp không may bị bệnh, không có thẻ BHYT, người lao động còn phải đối mặt với nguy cơ không chi trả nổi chi phí khám chữa bệnh chỉ sau một lần mắc bệnh, nằm viện thời gian dài.
Còn nếu người nghỉ hưu vẫn muốn được hưởng BHYT thì buộc phải mua BHYT theo diện hộ gia đình thì mới được hưởng BHYT. Với một người không có lương hưu, việc phải chi trả một khoản tiền tham gia BHYT lúc đó cũng trở thành gánh nặng.
Hiện nay, người hưởng lương hưu đi khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT thanh toán đến 95% chi phí. Trong khi đó, khi tham gia BHYT hộ gia đình thì người bệnh chỉ được quỹ BHYT thanh toán ở mức cao nhất là 80% chi phí khám chữa bệnh.
1.3 Trợ cấp mai táng
Người đang tham gia BHXH nếu không đủ điều kiện đóng tiếp có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH sau đó tiếp tục tham gia sẽ được cộng nối thời gian đã đóng. Trong thời gian bảo lưu, nếu chẳng may bị chết thì gia đình, người thân được hưởng trợ cấp mai táng.
Tuy nhiên, nếu đã nhận tiền BHXH một lần thì sẽ không được hưởng khoản trợ cấp nêu trên nữa.
Theo khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các đối tượng dưới đây sau khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
- Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên.
- Người đang hưởng lương hưu.
Theo đó, mức trợ cấp mai táng được hưởng bằng 10 lần mức lương cơ sở. Hiện nay, với mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng thì khoản trợ cấp mai táng được nhận là 23,4 triệu đồng. Đây là một khoản tiền không nhỏ để bù đắp chi phí lo tang ma, hậu sự.
1.4 Tiền tử tuất
Tương tự như trợ cấp mai táng, nếu đã nhận tiền BHXH một lần thì người lao động sẽ không được hưởng tiền tử tuất nữa.
Hiện nay, người đang hưởng lương hưu/ người đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần mà không may mất thì thân nhân được quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật BHXH 2014 (như con chưa đủ 18 tuổi, con từ đủ 18 tuổi trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên…) được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng.
Mà mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở, trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Do vậy, việc rút BHXH một lần chắc chắn không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người lao động mà còn ảnh hưởng trực tiếp cả quyền lợi của thân nhân sau này.
2. Không được cộng nối thời gian đóng BHXH
Người lao động khi đã nhận tiền BHXH một lần sẽ không được cộng nối thời gian đóng BHXH mà tính thành thời gian đóng BHXH mới trong lần tiếp theo.
Cụ thể, tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu lao động nghỉ việc chưa nhận BHXH một lần sẽ được bảo lưu thời gian đóng BHXH và cộng nối với thời gian đóng tiếp đó.
Khi đã nhận BHXH một lần, người lao động có thể mất đi cơ hội hưởng lương hưu vì không đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH.
3. Số tiền BHXH nhận được ít hơn so với tiền đóng
Việc người lao động nhận tiền BHXH một lần sẽ phải chịu thiệt thòi về số tiền nhận được. Cụ thể, theo Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định hàng tháng người lao động đóng 8% mức tiền lương tháng và người sử dụng lao động đóng 14% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Theo đó, tổng mức tiền lương hàng tháng người lao động và người sử dụng lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất trên quỹ tiền lương đóng BHXH là 22%. Vì vậy, 01 năm đóng sẽ tương đương 22% x 12= 2.64 tháng lương.
Căn cứ khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.
02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
So với mức đóng BHXH hàng tháng thì người lao động thì số tiền BHXH một lần nhận được thấp hơn rất nhiều.
Nói tóm lại: Trước khi quyết định rút BHXH một lần, người lao động cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh mất đi những quyền lợi bảo hiểm quan trọng cho bản thân cũng như gia đình trong tương lai.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Từ 01/7/2025, trường hợp nào không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh? Trước đây, Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định có 14 trường hợp người bệnh không được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Tới Luật Bảo hiểm y tế 2014 đã giảm đi 02 trường hợp, theo chỉ còn 12 trường hợp người bệnh không được hưởng BHYT. Từ 01/7/2025, Luật Bảo hiểm y tế 2024 vẫn giữ nguyên 12 trường hợp người bệnh không được hưởng BHYT của Luật BHYT 2014, tuy nhiên có sửa đổi, bổ sung 02 trường hợp (7) và trường hợp (8) của Luật cũ. Theo đó, 12 trường hợp không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ 01/7/2025 gồm:
Phụ lục hợp đồng là gì? Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định về phụ lục hợp đồng như sau: 1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Theo đó, phụ lục của hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên. Phụ lục hợp đồng lao động được các bên ký kết nhằm mục đích để sửa đổi, bổ sung hoặc được dùng để quy định chi tiết một số nội dung trong hợp đồng lao động. Phân loại phụ lục hợp đồng lao động Căn cứ khoản 2 Điều 22 BLLĐ năm 2019, có thể phân phụ lục hợp đồng thành 02 loại theo mục đích sử dụng như sau:
Tại Công văn số 2802/BHXH-CSXH ngày 06/9/2021, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã có hướng dẫn giải quyết hưởng BHXH một lần cho người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động phá sản còn nợ tiền đóng BHXH. Cụ thể, chế độ BHXH một lần với người lao động tại các doanh nghiệp phá sản còn nợ đóng BHXH được giải quyết như sau: - Với người hưởng theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 2014 là người lao động ra nước ngoài để định cư; người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong,...: + Giải quyết hưởng BHXH một lần đối với thời gian đã đóng BHXH (không bao gồm thời gian còn nợ tiền đóng BHXH). + Khi thời gian tham gia BHXH được đóng đủ và người lao động có yêu cầu sẽ giải quyết hưởng bổ sung BHXH một lần.
Sửa đổi tượng được hưởng chính sách Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP về đối tượng được hưởng chính sách về hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ tổ chức bộ máy đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP như sau: Nhóm 1: Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp. Nhóm đối tượng đầu tiên được bổ sung là cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có nguyện vọng nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sắp xếp nhân sự lãnh đạo, quản lý. Nhóm 2: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước và lực lượng vũ trang gồm:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !