Ngày đăng tin : 15/04/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Giảm trừ gia cảnh là gì?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13, giảm trừ gia cảnh được hiểu là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế của cá nhân cư trú đối với các khoản thu nhập có được từ kinh doanh, tiền công, tiền lương có nghĩa vụ phải nộp thuế.
2. Có giảm trừ gia cảnh cho con trên 18 tuổi được không?
Vẫn được giảm trừ gia cảnh cho con trên 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Con từ 18 tuổi trở lên mà bị khuyết tật và không có khả năng lao động.
- Con hiện đang học các bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, bao gồm cả con từ 18 tuổi trở lên hiện đang học bậc phổ thông (tính cả khoảng thời gian chờ kết quả đại học từ tháng 06 - 09 của năm lớp 12) tại Việt Nam/nước ngoài mà không có thu nhập/có thu nhập mà bình quân năm không quá 01 triệu đồng từ tất cả các ngoài thu nhập.
Bởi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC về các khoản giảm trừ thì các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi xác định thu nhập tính thuế của cá nhân từ tiền công, tiền lương, kinh doanh trong đó có người phụ thuộc, gồm:
- Con: Con đẻ/nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ/chồng, cụ thể gồm có:
- Con <18 tuổi (tính đủ theo tháng).
- Con từ 18 tuổi trở lên nhưng bị khuyết tật và không có khả năng lao động.
- Con hiện đang học các bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, bao gồm cả con từ 18 tuổi trở lên hiện đang học bậc phổ thông (tính cả khoảng thời gian chờ kết quả đại học từ tháng 06 - 09 của năm lớp 12) tại Việt Nam/nước ngoài mà không có thu nhập/có thu nhập mà bình quân năm không quá 01 triệu đồng từ tất cả các ngoài thu nhập.
3. Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho con trên 18 tuổi
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC, hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho con trên 18 tuổi gồm có những giấy tờ dưới đây:
- Đối với con trên 18 tuổi mà bị khuyết tật và không có khả năng lao động thì cần có:
Giấy khai sinh và Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản chụp).
Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định pháp luật (bản chụp).
- Đối với con trên 18 tuổi hiện đang học tại Việt Nam/nước ngoài các bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, bao gồm cả con từ 18 tuổi trở lên hiện đang học bậc phổ thông (tính cả khoảng thời gian chờ kết quả đại học từ tháng 06 - 09 của năm lớp 12) mà không có thu nhập/có thu nhập mà bình quân năm không quá 01 triệu đồng từ tất cả các ngoài thu nhập, cần có:
Giấy khai sinh (bản chụp).
Thẻ sinh viên của con hoặc bản khai được nhà trường xác nhận hoặc các giấy tờ khác chứng minh con đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề (bản chụp).
Như vậy, tuỳ theo con trên 18 tuổi thuộc trường hợp nào mà cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ tương ứng.
4. Con học đại học có được giảm trừ gia cảnh không?
Con học đại học phải đáp ứng thêm điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 thì mới được giảm trừ gia cảnh.
Cụ thể, con học đại học nhưng không có thu nhập/thu nhập không vượt quá mức quy định (cụ thể là không quá 01 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC) thì sẽ thuộc đối tượng người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh.
Bởi người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm phải nuôi dưỡng, gồm có các đối tượng sau:
- Con chưa thành niên hoặc con bị tàn tật và không có khả năng lao động.
- Các cá nhân không có thu nhập, hoặc vẫn có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định, gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề; vợ/chồng không có khả năng lao động; bố mẹ đã hết tuổi lao động/không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc.
5. Mức giảm trừ gia cảnh 2024 là bao nhiêu?
Giảm trừ gia cảnh gồm có giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế và giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc. Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay được quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 cụ thể như sau:
- Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng, tương ứng với 132 triệu đồng/năm.
- Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP được ban hành ngày 31/3/2025. Tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định 73/2025/NĐ-CP đã điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng so với Nghị định 26/2023/NĐ-CP như sau: (1) Giảm thuế suất đối với các mặt hàng ô tô
1. Trường hợp nhà ở phải xin giấy phép xây dựng Trước khi tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép xây dựng, bạn cần phải biết mình có thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng hay không. Theo khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, giấy phép xây dựng là văn bản được cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình từ cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, với nhà ở riêng lẻ, có thể kể đến các trường hợp phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công như: (1) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (2) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (3) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.
Tại Chỉ thị 09/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đưa ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước nhanh, bền vững. DNNN cần tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế. (1) Tiên phong trong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số DNNN phải tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ. Điều này phải được thực hiện theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhằm góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong thời đại số.
Lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành thay đổi thế nào? Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Điều 15 dự thảo Nghị quyết đã đề xuất quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp. (1) Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã mà làm thay đổi tên gọi, địa giới đơn vị hành chính cấp xã, phạm vi thôn, tổ dân phố thì việc áp dụng chế độ, chính sách đặc thù được thực hiện như sau: - Người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !