Ngày đăng tin : 14/01/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Có được cầm cố cổ phiếu vay ngân hàng không?
Cầm cố tài sản là việc bên cầm cố giao tài sản của mình (thuộc sở hữu của mình) cho bên nhận cầm cố để đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ nhất định theo định nghĩa tại Điều 309 Bộ luật Dân sự mới nhất năm 2015.
Do đó, theo quy định của pháp luật hiện nay được phép cầm cố cổ phiếu vay ngân hàng bởi cổ phiếu cũng được coi là một trong các loại tài sản nên người cầm cố hoàn toàn được phép sử dụng tài sản là cổ phiếu để cầm cố vay ngân hàng.
Bởi, theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự hiện hành, tài sản là khái niệm dùng để chỉ vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó, theo quy định trước đây tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP có giải thích giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc…
Tuy nhiên, hiện nay, tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP, Chính phủ đã bỏ định nghĩa về giấy tờ có giá là gì và cũng không quy định cụ thể về các loại giấy tờ có giá.
Mặc dù vậy, theo Điều 13 Nghị định 21 này, giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi tại ngân hàng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và kèm theo điều kiện về việc mô tả tài sản đảm bảo phải phù hợp quy định về giấy tờ có giá, chứng khoán và ngân hàng.
Trong khi đó, cổ phiếu là một loại chứng khoán dùng để xác nhận các quyền cũng như lợi ích hợp pháp của người sở hữu với phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành theo khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019.
Do đó, có thể khẳng định, hoàn toàn được phép cầm cố cổ phiếu vay ngân hàng theo các phân tích ở trên.
2. Quy định về cầm cố cổ phiếu vay ngân hàng như thế nào?
2.1 Xác lập cầm cố cổ phiếu đứng tên vợ hoặc chồng
Căn cứ Điều 27 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về việc xác lập, thực hiện hợp đồng cầm cố bằng tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp cổ phiếu chỉ đứng tên vợ hoặc chồng thì vợ hoặc chồng tự minh xác lập, thực hiện hợp đồng cầm cố trừ trường hợp:
- Hai vợ chồng có thỏa thuận chế độ tài sản trong đó có thỏa thuận khác về việc này và bên nhận cầm cố đã được cung cấp thông tin về vấn đề này.
- Vợ chồng và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
2.2 Thời hạn thông báo về việc xử lý cổ phiếu cầm cố
Với tài sản cầm cố là cổ phiếu nếu có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì thực hiện xử lý tài sản như sau:
Việc giao tài sản và xử lý tài sản cầm cố
- Các bên thỏa thuận: Thực hiện theo thỏa thuận của các bên.
- Các bên thỏa thuận về xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đấu giá, có thỏa thuận riêng về thủ tục đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản cầm cố: Thực hiện xử lý tài sản theo thỏa thuận của các bên. Nếu không có thỏa thuận riêng về thủ tục và tổ chức đấu giá thì thực hiện theo quy định về đấu giá tài sản.
- Các bên không có thỏa thuận: Bên ngân hàng nhận cầm cố được bán theo giá trên thị trường giao dịch chứng khoán nhưng phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên liên quan khác nếu có biết trước khi bán.
Thời hạn xử lý
- Thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
- Không có thỏa thuận: Bên nhan bảo đảm (bên ngân hàng) quyết định thời hạn xử lý sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thông báo.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP được ban hành ngày 31/3/2025. Tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định 73/2025/NĐ-CP đã điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng so với Nghị định 26/2023/NĐ-CP như sau: (1) Giảm thuế suất đối với các mặt hàng ô tô
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !