Ngày đăng tin : 21/10/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
Chứng từ kế toán là gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015, chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Chứng từ kế toán được lập theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định. Căn cứ vào Điều 16 Luật Kế toán 2015, trên chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung sau:
- Số hiệu chứng từ;
- Tên, địa chỉ, số điện thoại doanh nghiệp, tổ chức lập và doanh nghiệp tổ chức nhận chứng từ;
- Tên chứng từ;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ;
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
- Số lượng hàng hóa, đơn giá, thành tiền bằng số, tổng số tiền phải thanh toán bằng số và bằng chữ của nghiệp vụ kinh tế;
- Chữ ký của người lập chứng từ và các bên liên quan trên chứng từ;
Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024
Ngày 07/10/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 71/2024/TT-BTC nhằm hướng dẫn quy định về chế độ kế toán hợp tác xã mới nhất. Theo đó, Thông tư 71 sẽ thay thế cho Thông tư 24/2017/TT-BTC.
So với quy định hiện hành tại Điều 5 Thông tư 24/2017/TT-BTC, Điều 4 Thông tư 71/2024/TT-BTC đã điều chỉnh một số nội dung liên quan tới chứng từ kế toán được áp dụng cho hợp tác xã, liên hợp tác xã (sau đây gọi chung là Hợp tác xã), cụ thể:
- Bổ sung quy định về chứng từ kế toán điện tử
Nhằm phù hợp với công cuộc chuyển đổi số, khoản 2 Điều 4 Thông tư 71 đã đưa ra hướng dẫn về cách lập chứng từ kế toán điện tử áp dụng cho hợp tác xã.
Theo đó, khi lập chứng từ kế toán điện tử ngoài việc tuân thủ quy định hiện tại Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán thì phải đảm bảo theo các quy định sau:
Luật Giao dịch điện tử, các văn bản hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử
Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế
Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Bổ sung quy định xử lý trường hợp hợp tác xã tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 71/2024/TT-BTC quy định hợp tác xã được quyền chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán riêng cho đơn vị mình.
Tuy nhiên, trường hợp hợp tác xã không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng đơn vị mình thì hợp tác xã áp dụng hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán và phương pháp lập chứng từ kế toán.
Nội dung hướng dẫn về danh mục, biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán được quy định cụ thể tại Phụ lục II Thông tư 71/2024/TT-BTC.
Bên cạnh sự chủ động của từng đơn vị, chứng từ kế toán vẫn phải đảm bảo các nội dung chủ yếu của Luật Kế toán và tương ứng với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị mình.
Ngoài ra, chứng từ kế toán hợp tác xã phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. Quy định này sẽ đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản, nguồn vốn,... của hợp tác xã.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Không đóng BHXH là gì theo Luật BHXH 2024? Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, quy định hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động như sau: “1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây để không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động: a) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; b) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
Nghị định 104/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Công chứng 2024, thay thế toàn bộ Nghị định 29/2015/NĐ-CP. Cùng theo dõi những điểm mới của Nghị định 104 so với Nghị định 29 trong bài viết dưới đây. 1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được mở rộng Tại Điều 1 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, phạm vi điều chỉnh chủ yếu bao gồm các nội dung về chuyển đổi Phòng công chứng, điều kiện trụ sở, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng. Khoản 1 và 2 Điều 1 Nghị định 104/2025/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, bao gồm việc quy định chi tiết nhiều điều khoản mới của Luật Công chứng 2024 và các biện pháp thi hành, như: việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; tổ chức Văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân…
Bắt buộc xuất hóa đơn cho khách hàng cá nhân không lấy hóa đơn Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua. Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa. Và các trường hợp lập hóa đơn thay thế, điều chỉnh hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5/2025. Nghị quyết 198/2025/QH15 áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 về hỗ trợ thuế, phí, lệ phí có nêu cụ thể như sau: (1) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !