Ngày đăng tin : 23/05/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Chi phí bồi dưỡng độc hại là gì?
Do tính chất công việc phải làm việc trong các môi trường làm việc có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe nên khi người lao động làm một số công việc đặc thù cho cho người sử dụng lao động sẽ được bồi dưỡng.
Phần chi phí bồi dưỡng này là yếu tố giúp người lao động có thể tăng cường sức khỏe, đề kháng để tiếp tục làm việc. Hiện nay, pháp luật quy định chi phí bồi dưỡng độc hại được thực hiện theo hình thức bồi dưỡng bằng hiện vật.
Điều 24 tại Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 quy định về việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, có hại như sau:
- Người lao động làm việc trong môi trường làm việc, điều kiện có yếu tố nguy hiểm, có hại sẽ được người sử dụng lao động thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật.
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc sau đây:
Giúp người lao động tăng cường đề kháng và thải độc cơ thể;
Bảo đảm thuận tiện, an toàn và vệ sinh thực phẩm;
Việc bồi dưỡng thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường do người sử dụng lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa qua đã ban hành Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định bồi dưỡng bằng hiện vật đối với những người lao động làm việc trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, có hại.
Theo đó, có thể hiểu chi phí bồi dưỡng độc hại là bồi dưỡng bằng hiện vật đối với những người lao động làm việc trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, có hại.
2. Điều kiện hưởng chi phí bồi dưỡng độc hại
Chi phí bồi dưỡng độc hại được áp dụng với các đối tượng được quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; người lao động thử việc; người học, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động;
- Cán bộ, công chức và viên chức, đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
- Người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định người lao động được chi phí bồi dưỡng độc hại khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau:
- Người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Người lao động đang làm việc trong môi trường có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau:
Có ít nhất 01 trong các yếu tố nguy hiểm, có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép.
Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 04 điểm trở lên thuộc chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm”.
Lưu ý, nguyên tắc hưởng chi phí bồi dưỡng độc hại được quy định tại Điều 5 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
- Việc tổ chức bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc và phải bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Nếu người lao động làm các công việc lưu động hoặc có tổ chức không ổn định mà không thể bồi dưỡng tập trung tại chỗ, người sử dụng lao động phải cấp hiện vật để người lao động tự bồi dưỡng;
- Không được bồi dưỡng bằng tiền, không được trả vào lương;
- Khuyến khích người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) đối với người lao động không làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất 01 trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
- Chi phí bồi dưỡng độc hại được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh.
3. Mức hưởng chi phí bồi dưỡng độc hại
Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định về mức hưởng chi phí bồi dưỡng độc hại của người lao động như sau:
- Bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật được tính theo định suất và có giá trị theo các mức sau:
Mức 1: 13.000 đồng;
Mức 2: 20.000 đồng;
Mức 3: 26.000 đồng;
Mức 4: 32.000 đồng.
- Đối với người lao động đủ các điều kiện được hưởng chi phí bồi dưỡng độc hại, mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại bảng được quy định tại tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng:
Nếu người lao động làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường/ngày làm việc trở lên thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;
Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường/ ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;
Nếu người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94 năm 2019 vừa được Bộ Tài chính quy định chi tiết tại Thông tư 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020. Theo đó, một trong những trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng theo quy định.
Việc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) với mức đóng là bao nhiêu ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ như tiền thai sản, tiền lương hưu. Vì thế, mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH quy định thế nào là vấn đề nhiều người quan tâm. Mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH
Theo đó, Điều 3 Thông tư 23/2024/TT-BCT quy định danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam từ 01/01/2025 gồm: (1) Thuốc nổ công nghiệp, phụ kiện nổ công nghiệp, thuốc nổ mạnh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 23/2024/TT-BCT, cụ thể như: - Thuốc nổ công nghiệp: Thuốc nổ Amonit AD1; Thuốc nổ TNP1; Thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên; Thuốc nổ ANFO; Thuốc nổ ANFO chịu nước; Thuốc nổ nhũ tương dùng cho lộ thiên; Thuốc nổ nhũ tương năng lượng cao dùng cho lộ thiên; Thuốc nổ nhũ tương dùng cho mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí nổ;…
1. Đối tượng nợ thuế bị khấu trừ tiền lương, thu nhập Khoản 1 Điều 130 Luật Quản lý thuế 2019 quy định biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ 06 tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức. Trong đó, khoản 1 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn, quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !