Ngày đăng tin : 27/04/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Trường hợp nào được cấp lại giấy phép lao động?
Như đã biết, giấy phép lao động là một trong năm điều kiện để người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam. Vì vậy, để đảm bảo điều kiện về giấy phép lao động cho người nước ngoài trong trường hợp không may bị mất, hỏng hoặc thay đổi thông tin, Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể các trường hợp cấp lại giấy phép lao động gồm:
1. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
2. Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
3. Thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
Như vậy, để được cấp lại giấy phép lao động, người nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1 - Thuộc một trong 03 trường hợp: mất; hỏng; thay đổi thông tin về họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc.
2 - Giấy phép lao động tại thời điểm yêu cầu cấp lại phải còn thời hạn.
Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động gồm những giấy tờ gì?
Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021 đã nêu chi tiết những giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lao động gồm:
1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động theo mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.
2. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
3. Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp:
+ Trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.
4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Lưu ý: Các giấy tờ nêu tại điểm 3 và 4 là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực (trừ bị mất), nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hoá lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt (trừ được miễn hợp pháp hoá lãnh sự).
Thủ tục cấp lại giấy phép lao động được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021, việc xin cấp lại giấy phép lao động được thực hiện như sau:
* Người thực hiện: Người sử dụng lao động.
* Trình tự, thủ tục thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Nơi nộp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cách thức thực hiện: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Đến nhận giấy phép lao động được cấp lại.
Thời gian giải quyết: Trong 03 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành cấp lại giấy phép lao động.
Nếu không cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Lệ phí cấp lại giấy phép lao động:
Thực hiện tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Không mất phí.
Thực hiện tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Theo lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Giấy phép lao động được cấp lại có thời hạn bao lâu?
Sau khi được cấp lại, thời hạn của giấy phép lao động sẽ được xác định theo quy định tại Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Trong đó, thời hạn của giấy phép lao động đã cấp được căn cứ theo từng trường hợp cụ thể nhưng tối đa không quá 02 năm.
Như vậy, giấy phép lao động được cấp lại chỉ có thời hạn tương ứng với thời gian từ khi xin cấp lại đến thời điểm giấy phép lao động cũ hết hạn.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp. Chứng từ điện tử là dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc dạng dữ liệu điện tử do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !