Ngày đăng tin : 22/12/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Hiện nay, các doanh nghiệp, người nộp thuế tại 06 tỉnh, thành đã thực hiện xuất hóa đơn và gửi cho người mua. Khi nhận được hóa đơn hẳn nhiều doanh nghiệp, kế toán sẽ thắc mắc hóa đơn nhận được có hợp lý, hợp lệ hay không? Làm sao để có thể kiểm tra, xác thực được thông tin của hóa đơn là chính xác?
Doanh nghiệp, người nộp thuế truy cập cổng thông tin về Hệ thống hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế tại địa chỉ https://hoadondientu.gdt.gov.vn/. Tại đây có 2 cách thức tra cứu:
Cách 1. Tra cứu thông tin từng hóa đơn
B1: Sau khi truy cập cổng thông tin hóa đơn điện tử, tại tab Tra cứu hóa đơn điện tử, người dung nhập vào các thông tin của hóa đơn nhận được của bên bán (có dấu * đỏ):
1) MST người bán: nhập vào mã số thuế của bên bán xuất hóa đơn.
2) Loại hóa đơn: chọn loại hóa đơn tương ứng, ví dụ Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng, .. được quy định bởi các ký tự số: 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng ký hiệu mã loại hóa đơn trên hóa đơn (ví dụ 1C21TML – 1 ở đây là ký hiệu loại Hóa đơn giá trị gia tăng).
3) Ký hiệu hóa đơn: nhập vào ký hiệu hóa đơn gồm 6 ký tự, ví dụ C21TML. Lưu ý người dùng hay nhầm lẫn nhập cả ký tự số 1, 2, 3, 4, 5 ở đầu sẽ không chính xác.
4) Số hóa đơn: nhập vào số hóa đơn cần tra cứu (có thể nhập cả 2 định dạng số hóa đơn gồm từ 1 chữ số hoặc tối đa 8 chữ số, ví dụ 1 hoặc 00000001).
5) Tổng tiền thành toán: nhập vào tổng tiền thanh toán trên hóa đơn bằng số.
6) Mã captcha: nhập lại chính xác vào chuỗi mã captcha hiện thị ở bên trái.
B2: Sau khi nhập đầy đủ các thông tin, người dùng nhấn vào nút Tìm kiếm để tra cứu:
- Nếu nhận được kết quả như mục A như trên hình thì hóa đơn cần tìm kiếm đã hợp lệ, trạng thái xử lý hóa đơn: Đã cấp mã hóa đơn.
- Nếu nhận được kết quả như mục B tức là hóa thông tin hóa đơn cần tra cứu không tồn tại, người dùng cần kiểm tra lại các thông tin đã nhập liệu tìm kiếm ở trên đã chính xác hay chưa và thử lại. Nếu vẫn không có kết quả cần liên hệ với bên bán để kiểm tra lại.
Cách 2. Tra cứu thông tin danh sách hóa đơn mua vào/bán ra
Cách tra cứu này áp dụng đối với các doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78.
B1: Tại cổng thông tin Hóa đơn điện tử trên, người dùng thực hiện đăng nhập vào theo thông tin tài khoản đã được cơ quan thuế cấp và gửi về email cho doanh nghiệp khi hoàn thành thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT.
B2: Đăng nhập xong, người dùng vào menu Tra cứu à chọn Tra cứu hóa đơn.
B3: Trên form Tra cứu hóa đơn, nhấn vào tab Tra cứu hóa đơn điện tử mua vào
Tại đây sẽ hiển thị danh sách hóa đơn mua vào của doanh nghiệp gồm các thông tin: Ký hiệu mẫu số, Ký hiệu hóa đơn, Số hóa đơn, Ngày lập, Thông tin hóa đơn, Tổng tiền chưa thuế, Tổng tiền thuế, Tổng tiền chiết khấu thương mại, Tổng tiền phí, Tổng tiền thanh toán, ..
Người dùng có thể lọc tìm kiếm theo các điều kiện, chọn xem thông tin chi tiết hóa đơn cần xem: chọn dòng hóa đơn cần xem à nhấn nút Xem hóa đơn).
Ngoài ra tại menu này, người dùng có thể xem được thông tin của Hóa đơn điện tử bán ra của chính doanh nghiệp mình xuất gửi cho khách hàng tại tab Hóa đơn điện tử bán ra.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là gì? Luật Doanh nghiệp năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2025 đã bổ sung, quy định cụ thể về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp tại khoản 35 Điều 4 như sau: 35. “Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp) là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế vốn điều lệ hoặc có quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó, trừ trường hợp người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.” Theo quy định trên, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp được hiểu là một trong những trường hợp sau:
1. Điều kiện được thanh toán trực tiếp khi tự mua thuốc Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: - Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. - Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP). Để được thanh toán, người bệnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 59 Nghị định 188/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Tại thời điểm kê đơn, chỉ định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có sẵn thuốc/thiết bị y tế, và không thể thay thế.
1. Quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh Theo quy định tại Điều 82 của Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập thì các thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên làm người đại diện hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP, trừ các trường hợp:
Theo đó, tại Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025, số 66/2025/QH15 đã điều chỉnh đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, bổ sung thêm một số đối tượng không chịu thuế, gồm: - Hàng hóa do tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, thuê gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài; -Hàng hóa đã xuất khẩu ra nước ngoài bị phía nước ngoài trả lại khi nhập khẩu vào đối tượng không chịu thuế;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !